Hỗ trợ tài chính có thể là một trong những mối quan tâm lớn của các gia đình khi chuẩn bị hồ sơ giúp con ứng tuyển Đại học tại Mỹ. Đối với việc chuẩn bị hồ sơ yêu cầu hỗ trợ tài chính, sinh viên thường bắt gặp các thuật ngữ như FAFSA, ISFAA hay CSS Profile…Những tài liệu này có ý nghĩa như thế nào và các em cần chú ý điều gì về chúng, hãy cùng Spark Prep tìm hiểu tại bài viết này nhé!
FAFSA (Free Application for Federal Student Aid) là đơn xin hỗ trợ tài chính tiêu chuẩn được sử dụng bởi các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ, song biểu mẫu này được sử dụng cho học sinh có quốc tịch Mỹ hoặc có thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ. Theo đó, các sinh viên tại Mỹ có thể hoàn thành form để yêu cầu xét duyệt hỗ trợ tài chính từ Chính phủ liên bang và tiểu bang Mỹ. Dựa trên đánh giá tổng thể bộ hồ sơ, các em có thể nhận được mức hỗ trợ theo nhu cầu thực tế.
Với học sinh quốc tế, các trường sẽ có các hình thức và yêu cầu khác để hỗ trợ tài chính cho các em. Mặc dù sinh viên quốc tế không đủ điều kiện nhận hỗ trợ dành cho sinh viên liên bang, các em vẫn có thể đủ điều kiện nhận viện trợ của riêng các trường. Hãy chú ý tìm hiểu hoặc liên lạc với văn phòng hỗ trợ tài chính của các trường để tìm hiểu các chương trình hỗ trợ các em có thể đáp ứng đầy đủ điều kiện ứng tuyển nhé.
Trong trường hợp các em không phải là công dân Mỹ hay có đầy đủ các điều kiện khác để nhận trợ cấp từ liên bang, hãy ưu tiên tìm hiểu các chương trình cùng với yêu cầu xét duyệt hỗ trợ tài chính từ chính các trường Đại học. Lưu ý rằng, nếu trường không có bất kỳ chương trình hỗ trợ tài chính nào, các gia đình và học sinh quốc tế cũng không nên nộp đơn yêu cầu hỗ trợ tài chính từ họ.
Các yêu cầu và thủ tục xét duyệt hồ sơ xin hỗ trợ tài chính của các trường có thể khác nhau, song các sinh viên quốc tế có thể được yêu cầu điền Đơn xin hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên quốc tế – International Student Financial Aid Application (còn được biết tới là ISFAA), hoặc hoàn thiện Hồ sơ CSS – các tài liệu do tổ chức phi lợi nhuận College Board quản lý. Ngoài ra, một số trường Đại học cũng có những mẫu form riêng của họ.
Ví dụ, Texas A&M University—College Station sử dụng ISFAA đối với sinh viên quốc tế. Trong khi đó, Dickinson College in Pennsylvania yêu cầu các em điền biểu mẫu Chứng nhận Tài chính- Certification of Finances form cũng như Hồ sơ CSS hoặc form ISFAA, tùy thuộc vào việc cha mẹ của học sinh làm việc ở Hoa Kỳ hay Canada. Với Princeton University in New Jersey, tất cả sinh viên, bao gồm cả sinh viên quốc tế, đều cần sử dụng Đơn xin hỗ trợ tài chính của riêng trường – Princeton Financial Aid Application.
Theo lời khuyên của chuyên gia dành cho sinh viên quốc tế về việc nộp đơn xin hỗ trợ tài chính, trước tiên các em nên tìm kiếm các trường đại học cung cấp hỗ trợ dựa trên thành tích và kết quả học tập, sau đó là các trường đại học có hỗ trợ dựa trên nhu cầu. Khi chuẩn bị hồ sơ CSS, các em cần cung cấp thông tin về tài sản, các khoản chi và thu nhập của gia đình. Tất cả các tài liệu này đều cần được dịch sang tài liệu bằng tiếng Anh, hệ thống CSS cũng sẽ tự động chuyển đổi tất cả các số liệu từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ. Ngoài ra, sinh viên quốc tế cũng nên liên hệ trực tiếp với các trường để biết thông tin về thủ tục hỗ trợ tài chính, vì có một số trường sẽ không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về chuẩn bị hồ sơ tài chính cả. Trong trường hợp này, trường sẽ tự động xét duyệt và cấp học bổng dựa trên thành tích trong hồ sơ ứng tuyển Đại học của các em.
Ví dụ, với Drexel University in Pennsylvania, các ứng viên quốc tế sẽ tự động được xét cấp học bổng phù hợp khi hoàn thành đơn đăng ký nhập học. Đồng thời, trường cũng khuyến khích sinh viên hoàn thành hồ sơ CSS để được xem xét nhận trợ cấp dựa trên nhu cầu- theo thông tin từ trang web của trường.
Đối với các trường cung cấp hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế, trợ cấp và học bổng từ trường thường là nguồn hỗ trợ lớn nhất. Hào phóng hơn, một số trường cung cấp hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu hoặc cân nhắc hồ sơ ứng tuyển mà không xét đến điều kiện tài chính của ứng viên, hoặc hỗ trợ dựa trên thành tích học tập của các em hay có những trợ cấp riêng dành cho sinh viên quốc tế. Để có được thông tin chi tiết về chính sách khác nhau của mỗi trường, các em hãy bắt đầu tìm hiểu từ trang web chính thức của họ.
Bên cạnh đó, các em cũng có thể liên hệ các trung tâm hỗ trợ hồ sơ du học như Spark Prep tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chuẩn bị hồ sơ du học theo yêu cầu, với đội ngũ giàu kinh nghiệm và có mạng lưới kết nối sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục quốc tế. Bất cứ khi nào các em cần, hãy đặt lịch tư vấn 1-1 (hoàn toàn miễn phí) với Chuyên gia Tuyển sinh của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất tại: bit.ly/3mVeIN5
Công bố công trình nghiên cứu tại những nền tảng uy tín sẽ giúp ứng viên minh chứng được năng lực học thuật, đồng thời nâng cao khả năng trúng tuyển vào các trường Đại học hàng đầu.
Đọc tiếpVới học sinh THPT, quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học có thể vẫn là một thử thách lớn. Spark Prep sẽ hướng dẫn các em 7 bước thực hiện và xuất bản bài báo khoa học của mình.
Đọc tiếpCác khía cạnh chính của chi phí đại học tại Mỹ và gợi ý cho học sinh chiến lược để chuẩn bị tài chính phù hợp cho hành trang du học của mình.
Đọc tiếpMức độ cạnh tranh vào nhóm ngành STEM tại các trường Đại học hàng đầu đang ngày càng gia tăng. Một bộ hồ sơ nổi bật là cơ hội giúp học sinh nâng cao tỷ lệ được nhận vào ngôi trường mình mong muốn. Dưới đây là các tiêu chí mà hội đồng tuyển sinh mong muốn...
Đọc tiếpVới giới hạn 650 từ, bài luận là một hạng mục thử thách cần nhiều thời gian để ứng viên thể hiện bản thân và gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh. Spark Prep sẽ cung cấp các gợi ý giúp các em có định hướng và triển khai các bài luận Common App hiệu quả.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7