Chính sách từ bỏ việc xem xét kết quả bài thi chuẩn hóa của ứng viên ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các trường đại học Mỹ. Điều đó có hàm ý tầm quan trọng của các bài thi này đang dần giảm đi? Những trường đại học nào sẽ tiếp tục cân nhắc thí sinh có kết quả thi chuẩn hóa? Sự hiệu quả của các chính sách về bài thi chuẩn hóa được đánh giá như thế nào?
Những tranh luận về yêu cầu bài thi chuẩn hóa có thể vẫn tiếp diễn
Dưới đây là tổng hợp một số thực tế & nhận định từ các chuyên gia tuyển sinh đại học giàu kinh nghiệm về chủ đề này:
- Nhiều trường đại học hàng đầu đã loại bỏ yêu cầu về bài thi SAT/ACT do tác động của đại dịch với công tác tuyển sinh và cho rằng đó chỉ là giải pháp tạm thời; nhưng hầu hết đều giữ chính sách đó cho tới hiện tại và coi đó là một cách để khuyến khích sự công bằng trong tuyển sinh đại học.
- Một số chuyên gia và nhà quản lý đặt câu hỏi về tính hiệu quả của sự thay đổi này, khi điểm kiểm tra chuẩn hóa có thể được coi là một tiêu chuẩn để dự đoán thành công ở trường đại học, tỷ lệ tốt nghiệp và thành công sau đại học của sinh viên.
- Nghiên cứu cho thấy điểm kiểm tra chuẩn hóa đáng tin cậy hơn điểm trung bình môn ở bậc trung học do tình trạng lạm phát điểm số ngày càng phổ biến.
- Với những người phản đối yêu cầu của bài kiểm tra chuẩn hóa, họ cho rằng việc khôi phục yêu cầu về bài thi có thể dẫn tới sự bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và suy giảm tính đa dạng trong cách chọn lọc sinh viên của các trường.
- Các nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu về các trường đại học Ivy Plus, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa điểm kiểm tra chuẩn hóa và sự thành công ở trường đại học, đặt nghi vấn liệu điểm số ở bậc trung học là đủ để đánh giá một học sinh.
- Kinh nghiệm của MIT (Massachusetts Institute of Technology) cho thấy rằng sự kết hợp giữa kết quả thi chuẩn hóa và cách tiếp cận hồ sơ toàn diện (holistic considerations) sẽ thúc đẩy một cộng đồng sinh viên đa dạng và thành công hơn. Xem thêm về lý do MIT quyết định giữ yêu cầu về SAT/ACT tại đây.
- Công chúng ủng hộ việc sử dụng điểm kiểm tra tiêu chuẩn hóa như một yếu tố trong quyết định tuyển sinh và những tranh luận về yêu cầu bài thi chuẩn hóa có thể vẫn tiếp diễn.
Có thể thấy, bên cạnh những hạn chế, bài thi chuẩn hóa vẫn cho thấy tầm quan trọng nhất định trong quá trình tuyển sinh đại học. Việc tận dụng tốt yếu tố này trong bộ hồ sơ đại học có thể giúp các em có được lợi thế trúng tuyển nhất định. Đừng quên các em luôn có thể hẹn lịch tư vấn 1-1 (hoàn toàn miễn phí) với Spark Prep để được hỗ trợ đánh giá tiềm năng và lập chiến lược cho bộ hồ sơ ứng tuyển đại học hiệu quả nhất nhé.
Bài viết gốc: The Misguided War on the SAT tại New York Times
[Đọc thêm: Chính sách tùy chọn nộp bài thi SAT/ACT và những tác động đến tuyển sinh đại học
Luyện thi SAT & ACT: Lập kế hoạch học tập và thiết lập mục tiêu điểm số thực tế]
Bên cạnh các trường tiếp tục duy trì chính sách tùy chọn nộp điểm SAT/ACT (test-optional), một số cơ sở giáo dục đã quay trở lại yêu cầu nộp kết quả bài thi chuẩn hóa. Xem thêm tại đây!
Đọc tiếpVới những ứng viên nộp điểm thi chuẩn hóa trong hồ sơ tuyển sinh đại học, superscore và score choice mang lại lợi thế đáng kể. Vậy superscore và score choice là gì và nên lưu ý như thế nào để tận dụng chiến lược này?
Đọc tiếpSự khác biệt giữa về cách thức, thời gian đăng ký, số lượng kỹ năng đánh giá giữa bài thi SAT trực tuyến so với bài thi giấy truyền thống.
Đọc tiếpTrong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chính sách tuyển sinh đáng chú ý này cùng những tác động của nó đến quá trình tuyển sinh đại học tại Mỹ.
Đọc tiếpCác bước để xây dựng kế hoạch ôn luyện hiệu quả, giúp em thiết lập các mục tiêu điểm số để có thể đạt kết quả tốt trong các bài kiểm tra SAT/ACT của mình.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7