Trong những tuần gần đây, nhiều trường đại học nghiên cứu danh tiếng tại Hoa Kỳ đã đồng loạt công bố các biện pháp thắt chặt ngân sách quy mô lớn. Lý do đến từ việc nguồn tài trợ liên bang bị cắt giảm, số lượng sinh viên quốc tế suy giảm, chi phí vận hành tăng do lạm phát, và ngân sách từ các bang không theo kịp mức tăng chi tiêu. Hệ quả là hàng loạt trường buộc phải cắt giảm nhân sự, tăng học phí, và thậm chí đóng cửa một số chương trình đào tạo.
Đáng chú ý, chỉ trong vài ngày gần đây, sáu trường đại học lớn đã chính thức xác nhận kế hoạch tiết giảm ngân sách sâu rộng. Cùng điểm qua tình hình cụ thể tại từng trường:
Temple University, một trường đại học công lập lớn tại Philadelphia, đang đối mặt với thâm hụt ngân sách lên đến 60 triệu USD trong năm tài chính tới.
Kể từ năm 2017, trường đã mất gần 10.000 sinh viên, tương đương với 200 triệu USD doanh thu học phí. Mặc dù năm tới, lượng sinh viên năm nhất dự kiến tăng, nhưng vẫn không đủ để cải thiện đáng kể tình hình tổng thể. Trường đã dùng quỹ dự trữ để bù đắp thiếu hụt năm nay – một chiến lược không bền vững. Các khoa được yêu cầu cắt giảm 5% chi phí lương, dẫn đến việc một số vị trí sẽ bị cắt bỏ. Ban lãnh đạo trường, bao gồm các trưởng khoa, sẽ không nhận tăng lương.
Cornell, một trong những trường Ivy League danh giá, đang trải qua khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.
Trường mất hàng trăm triệu USD do cắt giảm hợp đồng nghiên cứu từ chính phủ liên bang. Các khoản hỗ trợ tài chính và hoàn trả y tế cũng đang bị đe dọa. Khả năng bị tăng thuế trên quỹ tài trợ (endowment) càng khiến tình hình thêm căng thẳng.
Trường tuyên bố sẽ:
Trường đang đối mặt với tình trạng tài chính đáng lo ngại trong những năm tới. Dự kiến, năm 2026, cơ sở chính tại Lawrence sẽ thâm hụt khoảng 22.3 triệu USD, trong khi Trung tâm Y khoa KU thiếu hụt thêm 4 triệu USD. Nếu không có điều chỉnh kịp thời, khoản lỗ tại trung tâm y khoa có thể lên tới 31 triệu USD vào năm 2027. Tài liệu nội bộ cảnh báo rằng toàn hệ thống có thể đối mặt với khoản thâm hụt lên tới 117 triệu USD vào năm 2029 nếu không có biện pháp cắt giảm phù hợp.
Để ứng phó, ban lãnh đạo University of Kansas cam kết sẽ nâng cao hiệu suất hoạt động, tăng doanh thu, đồng thời giảm 5% chi tiêu vận hành trong năm tới nhằm kiểm soát ngân sách và từng bước phục hồi tài chính một cách bền vững.
Không nằm ngoài làn sóng khủng hoảng, Đại học Minnesota đang phải đối mặt với khoản thất thu lên tới 115 triệu USD. Trong đó, 40 triệu USD là do bị cắt giảm tài trợ từ liên bang, phần còn lại xuất phát từ áp lực lạm phát và tình trạng ngân sách bang không tăng kịp chi phí vận hành.
Để đối phó, trường buộc phải đưa ra các biện pháp mạnh tay:
Hệ thống đại học Maryland sẽ vận hành với ngân sách năm 2026 giảm 7%, tức khoảng 155 triệu USD, sau khi đã cắt 4% năm nay. Hiệu trưởng hệ thống – ông Jay Perman – cho biết một số cơ sở thành viên có thể buộc phải thực hiện các biện pháp khó khăn như tạm thời đóng cửa, cho nhân viên nghỉ không lương (furlough) hoặc cắt giảm lương.
Hệ thống đại học Nebraska đang phải “gồng mình” trước áp lực tài chính khi bước sang năm thứ ba liên tiếp cắt giảm ngân sách.
Dù đã đề xuất tăng ngân sách bang thêm 3.5%, trường chỉ được phê duyệt mức tăng khiêm tốn 0.625%, khiến khoảng trống ngân sách ngày càng lớn. Để bù đắp phần thiếu hụt này, nhà trường đang cân nhắc phương án tăng học phí khoảng 5% trong năm tới, đồng thời kêu gọi quản lý tài chính một cách kỷ luật, minh bạch nhưng vẫn duy trì cam kết với chất lượng đào tạo và khả năng tiếp cận của sinh viên.
Với bối cảnh các trường đại học Mỹ đồng loạt cắt giảm ngân sách, cơ hội học bổng dành cho sinh viên quốc tế có thể giảm hoặc trở nên cạnh tranh hơn, trong khi học phí lại có xu hướng tăng trong những năm tới. Một số chương trình đào tạo, đặc biệt là các ngành thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn, có nguy cơ bị thu hẹp hoặc thậm chí bị đóng cửa do không còn đủ nguồn lực duy trì. Vì vậy, sinh viên cần chủ động tìm hiểu kỹ về từng trường, không chỉ dựa vào danh tiếng mà còn phải xem xét tình hình tài chính hiện tại và mức độ cam kết hỗ trợ sinh viên của trường trong dài hạn
Bài viết được tham khảo tại: Budget Cuts Announced By Six More Major Research Universities | Michael T. Nietzel
Năm 2025 chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong số lượng hồ sơ nộp vào các trường luật. Theo dữ liệu từ Hội đồng Tuyển sinh Trường Luật (LSAC), số lượng hồ sơ đã tăng khoảng 21% so với năm trước.
Đọc tiếpTuyển sinh sớm 2025 không chỉ là thời điểm các trường điều chỉnh chính sách, mà còn là lúc học sinh có thể tạo ra lợi thế nếu biết đi trước và chuẩn bị đúng hướng.
Đọc tiếpUniversity of Michigan (UMich) đã đưa ra các điều chỉnh tuyển sinh tại các trường trực thuộc hệ thống nhằm đơn giản & hợp lý hóa quy trình ứng tuyển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên.
Đọc tiếpMột mùa ứng tuyển Đại học Mỹ đã qua với nhiều thay đổi trong chính sách và bối cảnh tuyển sinh. Dựa trên thống kê từ các trường, một số dữ liệu và đánh giá nổi bật đã được đưa ra bởi các chuyên gia giáo dục. Cụ thể...
Đọc tiếpBáo cáo gần đây của tạp chí Forbes đã chỉ ra rằng từ 37% - 42% nhà quản lý tuyển dụng có xu hướng lựa chọn sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại công lập và tư thục mới phát triển ở Mỹ. Nguyên nhân là do...
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7