Chuyển tới nội dung
Home » Lời khuyên để tối ưu điểm số khi đi thi

Lời khuyên để tối ưu điểm số khi đi thi

Dù cho đã ôn bài kĩ đến đâu, vào lúc đi thi, chắc chắn em học sinh nào cũng trải qua một chút hồi hộp, lo lắng. Điều này là hoàn toàn bình thường, kể cả khi em đã học và nắm được hết các kiến thức. 

Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em những cách để làm bài kiểm tra đạt kết quả tối ưu nhất. Dưới đây là một hướng dẫn chung, có thể áp dụng dù cho các em thi bài thi nào chăng nữa!

TRƯỚC KHI đI THI:

4 Tips luyện thi hiệu quả nhất 

supplies - post it notes, markers, pencils - for exam prep

#1: Tìm hiểu tất cả thông tin về bài thi trước khi đi thi 

Trong buổi học trên lớp trước ngày thi, em hãy hỏi giáo viên về bài kiểm tra, nếu các thầy cô không tự cung cấp thông tin này. Hỏi về cấu trúc của bài; nên chuẩn bị dụng cụ học tập gì, và liệu có được đi vệ sinh trong thời gian làm bài không, vân vân. Hơn nữa, nếu có phần kiến thức nào trong bài thi sẽ hỏi mà em chưa nắm chắc, hãy nhờ thầy cô giảng lại và ôn tập cho em. Nếu em chưa chắc chắn về phần kiến thức nào đó, có khả năng cao là một vài bạn học cùng lớp cũng như vậy. Các em có thể cùng nhau ôn tập. 

#2: Tránh việc học gạo đêm hôm trước 

Học gạo vài tiếng trước khi thi không giúp ích gì mấy cho các em. Học gạo làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và cần thiết cho việc học, hơn thế nữa còn làm tăng stress trước khi thi. Những thông tin thu được từ việc học gạo được lưu giữ trong trí nhớ ngắn hạn của các em và một khi các em thi xong, các em sẽ chẳng nhớ gì. Điều này sẽ làm cho việc thi cuối kì khó khăn hơn khi em cần ghi nhớ toàn bộ kiến thức của cả học kì. 

Nếu các em có kế hoạch học tập trải dài cả học kì, sẽ không cần phải học gạo nhồi nhét ngay trước khi thi. Khi đã nắm chắc kiến thức trong cả quá trình học, trước khi thi chỉ cần đọc lại vở ghi là em đã có sự chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra. 

#3: Chuẩn bị đồ dùng học tập 

Kiểm tra lại balo đi học để chắc chắn rằng em có đủ bút chì, bút mực (màu xanh hoặc đen), tẩy, cũng như sách giáo khoa, vở, và dụng cụ học tập khác được mang vào phòng thi. Nếu thi toán và các môn tự nhiên, nhớ mang máy tính. Điện thoại chắc chắn là bị cấm, nên hãy mang đồng hồ để căn giờ làm bài nhé. Cuối cùng, nếu căng thẳng quá, có thể mang theo kẹo cao su để nhai nếu được cho phép. 

#4: Chuẩn bị về thể chất 

Ngủ đủ là điều kiện thiết yếu để não các em hoạt động một cách tối ưu trong khi thi. Trước ngày thi, tránh việc thức khuya, kể cả là thức để làm các hoạt động thư giãn như xem phim. Vào ngày đi thi, ăn đủ chất, tránh các chất kích thích như caffeine, uống nhiều nước. Trước khi đến địa điểm thi, nhớ đi vệ sinh, và mang theo một chai nước nếu được. 

TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÀI:

7 Chiến Lược Làm Bài Thi Hiệu Quả 

student taking a multiple choice test

#1: Đọc kĩ đề bài 

Khi vừa được phát đề, hãy dành vài giây để đọc toàn bộ đề bài. Nếu có câu hỏi gì, em hãy nhờ giám thị làm rõ, cho cá nhân em thôi hoặc cả phòng thi. Đừng ngại ngùng: các bạn cùng thi khả năng cao là có cùng thắc mắc với em. Nếu có bạn nào hỏi giám thị câu gì, cũng hãy nghe xem bạn hỏi gì, câu trả lời là gì, phòng khi em cũng có thắc mắc tương tự nhé!  

#2: Đánh giá đề thi trước khi bắt đầu làm

Đọc qua toàn bộ đề thi và lập kế hoạch xem em sẽ phân bổ thời gian làm bài thế nào. Chưa cần phải nghĩ chi tiết câu trả lời cho từng câu hỏi, nhưng kế hoạch làm bài thi với 15 câu hỏi trắc nghiệm và 6 câu nghị luận sẽ khác với bài thi có 90 câu trắc nghiệm và 1 câu nghị luận. Nếu đề thi có phân bố điểm cho từng mục và câu hỏi, tập trung vào những phần điểm cao nhất trước. Đọc qua những câu hỏi thêm, nâng cao nếu có, và trả lời những câu dễ trước khi làm những câu hỏi khó. 

#3: Đọc thật kĩ từng bài 

Đôi khi bài thi sẽ ra những câu hỏi ngược lại với những kiến thức hoặc dạng bài em ôn tập để thử thách học sinh một chút. Nếu em thấy có câu hỏi nào không hợp lý, khó hiểu, hoặc có lỗi đánh máy, hãy nhờ giám thị giải thích. 

#4: Lập thứ tự ưu tiên cho các câu hỏi 

Em không cần trả lời các câu hỏi theo thứ tự. Bắt đầu với những câu hỏi dễ nhất mà em có thể trả lời nhanh. Điều này sẽ đảm bảo điểm số, đồng thời cũng làm em tự tin hơn. Sau đó em có thể dành thời gian còn lại cho những câu hỏi yêu cầu nhiều suy nghĩ hơn. 

Khi đang làm một bài khó và loay hoay chưa có hướng giải quyết, đừng phí thời gian quý giá ở đó. Tiếp tục làm những câu hỏi khác, và quay lại câu đó sau. Với những câu hỏi trắc nghiệm, dùng phương pháp loại trừ, và đoán câu trả lời dựa theo những dữ liệu mà em có. Với những câu nhận định đúng/sai, luôn nhớ rằng những mệnh đề có tính tuyệt đối hoặc gần tuyệt đối, sử dụng những từ như “luôn luôn” hoặc “không bao giờ”, thường là sai. Dù bế tắc đến đâu, hãy cố đoán câu trả lời chứ đừng để trống.

#5: Tìm từ khoá trong những câu hỏi nghị luận 

Đọc kĩ đề bài và chắc chắn là em hiểu câu hỏi, cũng như yêu cầu đề bài với mình. Một số từ khoá hay gặp là “nêu định nghĩa”, “giải thích”, và “so sánh”. Dùng nháp để lên dàn ý cho câu trả lời, sắp xếp suy nghĩ của mình cho mạch lạc, và phân chia thời gian hợp lý. Trả lời yêu cầu đề bài một cách mạch lạc, và nêu từng ý một cách chi tiết, tránh dùng những mệnh đề quá chung chung. 

#6: Không để mất tập trung trong khi làm bài 

Nếu có học sinh nào gây xáo trộn trong phòng thi, nhắc nhở bạn hoặc báo với giám thị. Đừng cảm thấy áp lực khi có những bạn làm bài xong trước và về sớm; một vài học sinh làm bài thi rất nhanh, nhưng tốc độ không có nghĩa các bạn ấy làm đúng hết. Nếu em bắt gặp bản thân chỉ mong chóng làm xong cho xong, chậm lại một chút để kiểm tra các câu trả lời, đọc lại bài làm xem có lỗi gì cần sửa không, hay xem đề bài còn câu hỏi gì không.

#7: Nhớ hít thở 

Bất cứ khi nào trong quá trình làm bài em thấy mình hoảng loạn hoặc quá căng thẳng, đặt bút xuống và hít thở một vài nhịp thật dài, thật sâu. Tưởng tượng đến những cảnh làm em thư giãn, và cố gắng thả lòng. Hít thở sẽ giúp đầu óc em minh mẫn hơn và tiếp thêm nhiều oxy cho máu. 

Bài viết dịch từ nguồn này.

Call Spark Prep