Cách ghi điểm trong quá trình phỏng vấn tuyển sinh
Từ một công việc mùa hè đến việc theo học trường đại học mơ ước và đạt được công việc hoàn hảo sau khi tốt nghiệp, đều có một điểm chung mà các em sẽ phải trải qua: đó là một cuộc phỏng vấn. Các em có thể sẽ thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn trong suốt cuộc đời của mình, và đối với một số sinh viên, cuộc phỏng vấn tuyển sinh đại học là trải nghiệm đầu tiên. Khi việc tạo được ấn tượng tốt là một điều kiện quan trọng để có được buổi phỏng vấn thành công, rất nhiều em đã lo lắng không biết làm thế nào để có thể đạt được đó. Bởi vậy, các em cần hiểu được những gì được mong đợi trong một cuộc phỏng vấn để có thể giúp bản thân giảm bớt những căng thẳng đó và hoàn thành phần thể hiện của mình một cách xuất sắc.
Mục đích của Phỏng vấn Tuyển sinh Đại học là gì?
Mục đích của một cuộc phỏng vấn đại học là để các em có cơ hội cá nhân hóa đơn đăng ký của mình. Đây cũng là một cơ hội khác để các em nói về việc bản thân có phù hợp với một trường học cụ thể hay không. Hoặc nếu các em đang không chắc chắn về quyết định theo học tại một trường đại học, thì đây sẽ là một cách nữa để các em tìm hiểu thêm về trường đó, nhận các thông tin tức nội bộ và tìm hiểu xem liệu các em có thực sự phù hợp với cộng đồng đó hay không. Các chủ đề trong cuộc phỏng vấn tuyển sinh có thể bao gồm từ thành tích trung học của các em và sự tham gia đóng góp cho cộng đồng, đến định hướng và đam mê học tập của các em ở trường đại học và rất nhiều vấn đề liên quan khác. Không phải tất cả các trường đại học đều tổ chức phỏng vấn, nhiều trường thường sử dụng hình thức này như một đề xuất bổ sung trong hồ sơ đăng ký của các em.
Làm thế nào để chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn tuyển sinh?
Bước đầu tiên cho bất kỳ cuộc phỏng vấn nào là cần lập kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng. Các em hãy tìm hiểu về chính sách phỏng vấn tại các trường ứng tuyển. Một số trường đại học yêu cầu phỏng vấn, một số khuyên các em nên tham gia và cũng có những trường không sử dụng phỏng vấn trong quy trình tuyển sinh của họ. Người phỏng vấn các em cũng có thể khác nhau tùy theo từng trường.
Một số có thể chỉ tổ chức phỏng vấn cho học sinh đã nộp đơn ứng tuyển, trong khi một vài trường sẵn sàng mời tất cả các ứng viên tiềm năng tới phỏng vấn. Các trường thường yêu cầu nộp hồ sơ nhập học trước khi lên lịch phỏng vấn. Có mốc thời gian cụ thể để gửi yêu cầu tham gia phỏng vấn không? Cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra với một cán bộ tuyển sinh, giảng viên hay một sinh viên của trường? Trong nhiều trường hợp, có thể cuộc phỏng vấn của các em sẽ diễn ra tại một quán cà phê địa phương, hoặc nó có thể được thực hiện qua Zoom hoặc Skype. Biết được người phỏng vấn của các em sẽ là ai và loại phỏng vấn các em sẽ thực hiện là gì có thể giúp đảm bảo rằng, các em sẽ có sự chuẩn bị tốt và có một cuộc trò chuyện có ý nghĩa.
Việc lập kế hoạch này cũng có thể giúp các em quyết định nên mặc gì trong buổi phỏng vấn – bởi đây cũng là một phần quan trọng của quá trình này. Trong các buổi phỏng vấn cho những suất học bổng tương đối cạnh tranh, quy định về trang phục thường sẽ trang trọng hơn (ví dụ như các bộ suit, blazer, váy và quần âu). Đối với các loại phỏng vấn khác, các em có thể lựa chọn phong cách giản dị hơn một chút, tuy nhiên vẫn đảm bảo sự gọn gàng và lịch sự. Các em thậm chí có thể mang thêm trang phục thoải mái hơn để tiện thay nếu sau buổi phỏng vấn sẽ là chuyến đi dạo thăm trường. Trước khi tham gia phỏng vấn, hãy nghiên cứu kỹ càng về các chương trình mình đang ứng tuyển, hiểu được ý nghĩa và yêu cầu của nó. Các em có thể sẽ được hỏi về những gì các em hy vọng sẽ đạt được từ chương trình, những đóng góp mà các em dự định thực hiện và cách các em sẽ hỗ trợ tích cho các thành viên khác trong cộng đồng của mình.

Những điều nên và không nên làm trong buổi phỏng vấn tuyển sinh đại học
Nên
- Đến đúng giờ – thậm chí sớm từ 5-10 phút. Tính toán thời gian hợp lý cho việc đi lại, đỗ xe, di chuyển và tìm địa điểm
- Bắt tay chào hỏi và giữ giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn của các em trong suốt thời gian phỏng vấn
- Là chính mình. Hãy thể hiện một cách chân thực về con người của các em, chứ không phải một kiểu mẫu lý tưởng các em muốn trở thành.
- Hãy nhìn nhận buổi phỏng vấn như một cuộc trò chuyện, không phải một buổi thẩm vấn. Một cuộc phỏng vấn đại học sẽ giống như một cuộc trò chuyện hơn, vì vậy hãy sẵn sàng để trao đổi thông tin và suy nghĩ của mình một cách cởi mở và thoải mái. Người phỏng vấn của các em cũng sẽ làm như vậy.
- Hãy chuẩn bị để nói về cuộc sống học tập và ngoại khóa của các em và những sở thích các em muốn theo đuổi ở trường đại học, bao gồm cả lý do tại sao các em lại quan tâm những điều đó. Lớp học yêu thích của các em ở trường trung học là gì? Các em muốn học cái gì? Nếu đam mê một lĩnh vực nào đó, hãy thể hiện sự hào hứng của các em. Nếu chưa quyết định, hãy thảo luận về niềm đam mê khám phá học tập của các em. Đồng thời, hãy thảo luận về sự tham gia của các em trong cộng đồng và chia sẻ về tầm quan trọng của các hoạt động xã hội quan trọng đối với các em, bao gồm các vai trò lãnh đạo các em đã từng đảm nhận.
- Hãy sẵn sàng nói về những gì các em đang tìm kiếm ở một trường đại học. Làm thế nào mà trường đại học X lọt vào tầm ngắm của các em? Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về trường đại học và đưa ra câu trả lời cụ thể cho trường các em đang ứng tuyển.
- Chủ động xây dựng, dẫn dắt các chủ đề trò chuyện và tránh các câu trả lời chỉ gồm một từ duy nhất. Người phỏng vấn của các em rất mong muốn tìm hiểu thêm về thành tích, niềm đam mê, quan điểm và ý tưởng của các em để hiểu các em là ai và các em có thể hòa nhập với cộng đồng đại học của họ như thế nào.
- Thảo luận về thành tích của các em. Buổi phỏng vấn không phải là lúc để khiêm tốn, chỉ cần lưu ý đảm bảo các em kiểm soát được giới hạn của sự tự tin và sự kiêu ngạo.
- Đặt câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi chứng tỏ rằng các em đang hình dung mình đang theo học tại trường. Điều này cho thấy sự gắn bó và mức độ nghiêm túc của các em đối với trường. Các câu hỏi có thể là về các lớp học cụ thể, giáo sư, tài liệu học tập, cơ hội nghiên cứu hoặc thực tập, nhà ở, cơ sở vật chất, các câu lạc bộ và tổ chức cụ thể…Các em cũng nên đặt câu hỏi cho người phỏng vấn về trải nghiệm của chính họ. Ví dụ: “Điều gì đã khiến các thầy cô chọn làm việc tại (hoặc theo học) trường đại học X?” “Các thầy cô muốn thay đổi điều gì ở trường X?” “Điều yêu thích nhất và chưa hài lòng nhất của các thầy cô ở trường đại học X là gì?”
- Luôn thở đều và mỉm cười. Điều này có thể giúp các em đáng kể trong việc duy trì một tâm trạng tích cực trong suốt buổi phỏng vấn.
- Viết thư cảm ơn sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Bên cạnh một email chu đáo, những tấm thiệp cảm ơn được viết bằng tay cũng thường để lại ấn tượng rất tốt cho các cán bộ tuyển sinh.
Không nên
- Nhai kẹo cao su hoặc ngậm một viên kẹo nhỏ trong miệng. Điều này tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp và cản trở quá trình trò chuyện.
- Trả lời điện thoại di động cá nhân. Trên thực tế, hãy đảm bảo rằng các em đã tắt điện thoại trước khi vào phỏng vấn. Hoặc tốt hơn hết, hãy đưa điện thoại cho người thân đi cùng.
- Học thuộc lòng từng câu trả lời chuẩn bị trước. Điều này có thể khiến phần trình bày có cảm giác thiếu tự nhiên. Thay vào đó, hãy chuẩn bị trước một số gạch đầu dòng quan trọng và sử dụng nó tùy theo diễn biến cuộc phỏng vấn. Một cuộc trò chuyện thân mật sẽ giúp các em cảm thấy thoải mái và bớt căng thẳng hơn.
- Nói “Tôi không biết.” Đây là một trong những câu trả lời tệ nhất. Nếu không chắc chắn về cách trả lời một câu hỏi, các em hãy hỏi lại người phỏng vấn để được giải thích rõ ràng. Các em cũng nên luôn cảm thấy thoải mái khi dành một chút thời gian để suy nghĩ về câu trả lời của mình trước khi nói. Hãy nghĩ ra điều gì đó thay vì nói “Tôi không biết”.
- Do dự hủy bỏ phỏng vấn nếu các em cảm thấy không ổn hoặc bị ốm. Văn phòng tuyển sinh sẽ không nghĩ rằng các em đang thiếu trách nhiệm mà hoàn toàn ngược lại – điều này chứng tỏ các em là người có trách nhiệm trong việc không làm cho người khác lây bệnh.
- Chủ động ngắt kết nối. Sau khi viết thư cảm ơn, hãy giữ kết nối với người phỏng vấn của các em. Các em có thể sẽ còn có thêm những câu hỏi muốn hỏi họ. Cán bộ tuyển sinh luôn thích lắng nghe các em!
Tóm lại, các cuộc phỏng vấn tuyển sinh đại học là để cung cấp thêm những góc nhìn mới về các em – bên cạnh hồ sơ đăng ký ứng tuyển. Lưu ý quan trọng là cần chuẩn bị và tạo ấn tượng tốt, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ của quá trình nộp đơn đại học. Điều quan trọng hơn cả là sự thể hiện tốt trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, đóng góp cho cộng đồng và thể hiện bản thân một cách chân thực, ấn tượng trong hồ sơ ứng tuyển.
Tại Spark Prep và Bloom Global Education, chúng tôi làm việc với các em học sinh trong mọi hạng mục của quy trình tuyển sinh đại học, từ việc đặt nền tảng cho một hồ sơ học tập vững chắc ngay trong quá trình học trung học đến việc chuẩn bị cho các bài luận cá nhân và phỏng vấn tuyển sinh trong năm cuối cấp. Chúng tôi hiểu rõ các nhân viên tuyển sinh tại các trường đại học hàng đầu đang tìm kiếm điều gì và làm thế nào để giúp các em học sinh đạt được mục tiêu học tập cùng nguyện vọng tuyển sinh của mình. Để biết thêm thông tin về cách chúng tôi làm việc với học sinh trong các chương trình cố vấn hồ sơ, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!