Khi nộp đơn vào các khóa học hoặc chuyên ngành nghệ thuật, nhiều trường đại học sẽ yêu cầu hồ sơ nghệ thuật (portfolio) như một phần bắt buộc của quy trình tuyển sinh. Đối với các ứng viên muốn theo đuổi ngành này, đây là một hạng mục quan trọng trong hồ sơ ứng tuyển đại học của các em, đòi hỏi quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng để làm nổi bật khả năng cũng như đam mê của bản thân. Cũng như các tài liệu quan trọng khác, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu suy nghĩ về việc xây dựng một portfolio chỉn chu giúp thể hiện bản thân và năng khiếu của các em rõ nét hơn.
Những công việc hàng ngày, chiến lược phát triển bản thân, cảm hứng học tập & làm việc hay bản tính chân thực của con người các em đều có thể mang đến những gợi ý cho quá trình chuẩn bị cho kế hoạch hồ sơ nghệ thuật – portfolio. Hội đồng tuyển sinh muốn thấy được sự tự tin, tài năng và những ý tưởng độc đáo của các em qua những trang portfolio đó, bởi vậy, nếu các em còn đang băn khoăn về cách thể hiện bản thân của mình, hãy dành thật nhiều thời gian để khám phá bản thân và cho mình những thử nghiệm mới mẻ.
Nhiều trường và chương trình đào tạo nghệ thuật cũng sẽ xem xét hồ sơ hỗ trợ tài chính cùng học bổng dựa trên năng khiếu và thành tích của các em. Càng dành nhiều công sức cho bộ hồ sơ ứng tuyển, các em sẽ càng có nhiều khả năng đạt được những cơ hội học tập tốt, đồng thời chứng minh được bản thân với hội đồng tuyển sinh các trường.
Một số tips dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho portfolio của mình:
Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy viết nhật ký nghệ thuật (hoặc sổ nhật ký/ký họa) để thu thập và ghi lại tất cả nguồn cảm hứng, ý tưởng dự án, bản phác thảo, chuyến du lịch, tham quan triển lãm, bài phê bình, v.v. Điều này rất quan trọng trong hành trình của các em bởi nó là một công cụ tuyệt vời có thể sử dụng để phát triển portfolio cá nhân (Đặc biệt, nhật ký cũng có thể đóng góp rất nhiều cho một portfolio chuyên nghiệp!). Hãy nghĩ về cách các em trở thành con người như ngày hôm nay. Suy ngẫm về hành trình nghệ thuật của bản thân, cách các em khám phá các thể loại/phương tiện nghệ thuật, tìm ra bản sắc cá nhân, khám phá bản thân, các vấn đề xã hội và các chủ đề cụ thể. Bất kỳ nghệ sĩ nào cũng nên mang theo những “kho lưu trữ” cảm hứng và ý tưởng bên mình và tìm cách mở rộng nó hàng ngày—bởi cảm hứng có thể sẽ tới bất kỳ lúc nào và các em nên sẵn sàng để ghi lại tất cả những khoảnh khắc đó.
Thông thường, khi nộp đơn vào các chương trình nghệ thuật, ngoài việc gửi portfolio, các em cũng sẽ được yêu cầu gửi bài luận hoặc sơ yếu lý lịch sáng tạo. Hãy luôn ghi lại tất cả quá trình hoạt động nghệ thuật của các em, bao gồm các khóa học, cuộc thi, triển lãm, các chương trình tổ chức, thực tập, tình nguyện, dự án cộng đồng, chương trình nghệ thuật mùa hè, cố vấn nghệ thuật, v.v. Hãy tự hỏi bản thân nơi nào tạo cảm hứng cho các em, các em đang quan tâm tới vấn đề nào và đang học được gì qua con đường nghệ thuật của mình, cách các em tiếp cận những dự án nghệ thuật mới là gì, tại sao các em lại lựa chọn theo đuổi một số bộ môn nhất định, các em muốn truyền tải điều gì qua các dự án khác nhau… Tất cả những điều đó sẽ giúp cán bộ tuyển sinh hiểu được dụng ý và con đường phát triển nghệ thuật mong muốn của các em, từ đó sẽ có sự đánh giá chuẩn xác hơn với hồ sơ ứng tuyển đại học.
Cố gắng thực hành nghệ thuật hàng ngày càng nhiều càng tốt. Nghệ thuật càng là một phần trong cuộc sống hàng ngày, bởi vậy khi các em càng có khả năng sáng tạo một cách tự nhiên thì cuối cùng, các em sẽ có một kho lưu trữ nghệ thuật đáng kể để phát triển portfolio của mình. Nếu các em thức dậy với suy nghĩ về tác phẩm nghệ thuật mà bản thân muốn thực hiện và chìm vào giấc ngủ khi đang thực hiện dự án đó, thì đó chính là một bản năng nghệ thuật mạnh mẽ của các em – hãy liên tục nuôi dưỡng nó nhé.
Khai thác mạng lưới những người cố vấn tiềm năng để giúp hướng dẫn và hỗ trợ con đường nghệ thuật của các em—các giáo viên nghệ thuật và thiết kế, nghệ sĩ đang hành nghề, các bạn bè/đồng nghiệp trong câu lạc bộ nghệ thuật, cộng đồng nghệ thuật trực tuyến, v.v. Nếu các em đang tham gia các khóa học liên quan đến chuyên ngành đại học và/hoặc ý tưởng sáng tạo portfolio dự kiến của mình, hãy làm quen với giáo viên trong lĩnh vực đó, cho họ biết sở thích và mục tiêu của mình, đồng thời nhờ họ hướng dẫn để phát huy tối đa khả năng cùng kỹ năng của các em. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu xem họ có mối quan hệ với các trường đại học về nghệ thuật nào không, hỏi về các cuộc thi hoặc cuộc triển lãm có thể các em sẽ quan tâm và thậm chí, có thể nhờ họ hỗ trợ chuẩn bị cả thư giới thiệu cho mình.
[Đọc thêm: Vì sao cần có cố vấn học thuật cùng chuẩn bị hồ sơ du học?]
Điều nên làm là không ngừng học hỏi kiến thức từ các nghệ sĩ và cộng đồng nghệ thuật bên ngoài lớp học. Tận dụng các cơ hội có thể từ làm tình nguyện viên tại bảo tàng, phòng trưng bày hoặc xưởng vẽ, cố vấn cho giới trẻ về nghệ thuật tới thành lập câu lạc bộ sáng tạo của riêng các em, thêm lịch sử nghệ thuật và văn bản phê bình vào danh sách đọc của mình, bắt đầu xây dựng thư viện Instagram cho các tác phẩm nghệ thuật cá nhân và thể hiện quá trình sáng tạo nghệ thuật trong các khóa học hoặc dự án nghệ thuật cộng đồng (ví dụ: triển lãm nghệ thuật, hợp tác với một tổ chức phi lợi nhuận để tổ chức chương trình nghệ thuật, v.v.)
Portfolio của các em phải nổi bật là duy nhất, cho thấy rằng không ai khác có thể tạo ra hoặc mô phỏng thế giới nhìn qua đôi mắt của các em như thế nào. Ví dụ: các em có thể thể hiện quan điểm của mình về một chủ đề quen thuộc—chính trị, xã hội, tôn giáo, văn hóa hoặc bất kỳ điều gì khác dưới những góc nhìn và công cụ sáng tạo.
Nếu có thể, hãy sử dụng portfolio làm nền tảng để tạo nên sự ảnh hưởng từ những góc nhìn & đóng góp ý tưởng của các em trong các vấn đề liên quan. Ví dụ, những vấn đề thường được quan tâm như biến đổi khí hậu, bản sắc văn hóa, phương tiện truyền thông hoặc sức khỏe tinh thần có thể là một số chủ đề tiềm năng lớn.
Điều quan trọng cần ghi nhớ là mặc dù những giáo viên/người cố vấn nghệ thuật có thể nắm vững chủ đề, lĩnh vực và công việc của các em, nhưng họ có thể không biết về bối cảnh và quy trình tuyển sinh đại học hiện tại, hoặc các yêu cầu về hồ sơ cụ thể cho mỗi trường. Vì vậy, hãy đảm bảo tìm kiếm sự hỗ trợ từ những giáo viên có chuyên môn về tuyển sinh, bao gồm nghiên cứu các trường các em muốn ứng tuyển và đảm bảo các em hiểu rõ về các chi tiết cụ thể của portfolio cần thiết.
Bất cứ khi nào có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia – những người có thể cho các em lời khuyên và đánh giá về portfolio cá nhân, hãy tận dụng cơ hội nói chuyện với họ và hỏi họ về những trải nghiệm học và làm nghệ thuật, điều này sẽ giúp các em có được cái nhìn sâu sắc hơn khi đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với những trường đang muốn ứng tuyển. Bên cạnh đó, cũng hãy liên hệ với các cố vấn tuyển sinh tại các trường mà các em quan tâm – họ sẽ có thể rất sẵn lòng cung cấp hướng dẫn và lời khuyên cá nhân hóa dành riêng cho bộ hồ sơ của các em.
Tại Spark Prep & Bloom Global Education, chúng tôi cũng cung cấp những sự hỗ trợ và hướng dẫn chuyên biệt để lập kế hoạch và chuẩn bị các hồ sơ nghệ thuật – portfolio ứng tuyển các chuyên ngành học nghệ thuật dành cho các ứng viên đại học.
Với các ứng viên muốn theo đuổi sự nghiệp sáng tạo chuyên nghiệp, chuẩn bị một portfolio ấn tượng là một phần quan trọng của quy trình tuyển sinh. Đó có thể là một công việc đầy thử thách, nhưng cũng sẽ mang lại những trải nghiệm đáng giá cho các em. Để được hỗ trợ tốt nhất, các em hãy liên lạc với các cố vấn của chúng tôi ngay hôm nay nhé!
Công bố công trình nghiên cứu tại những nền tảng uy tín sẽ giúp ứng viên minh chứng được năng lực học thuật, đồng thời nâng cao khả năng trúng tuyển vào các trường Đại học hàng đầu.
Đọc tiếpVới học sinh THPT, quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học có thể vẫn là một thử thách lớn. Spark Prep sẽ hướng dẫn các em 7 bước thực hiện và xuất bản bài báo khoa học của mình.
Đọc tiếpCác khía cạnh chính của chi phí đại học tại Mỹ và gợi ý cho học sinh chiến lược để chuẩn bị tài chính phù hợp cho hành trang du học của mình.
Đọc tiếpMức độ cạnh tranh vào nhóm ngành STEM tại các trường Đại học hàng đầu đang ngày càng gia tăng. Một bộ hồ sơ nổi bật là cơ hội giúp học sinh nâng cao tỷ lệ được nhận vào ngôi trường mình mong muốn. Dưới đây là các tiêu chí mà hội đồng tuyển sinh mong muốn...
Đọc tiếpVới giới hạn 650 từ, bài luận là một hạng mục thử thách cần nhiều thời gian để ứng viên thể hiện bản thân và gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh. Spark Prep sẽ cung cấp các gợi ý giúp các em có định hướng và triển khai các bài luận Common App hiệu quả.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7