Thư giới thiệu là một hạng mục khá đặc biệt trong hồ sơ du học, bởi các em có thể không được đọc thư của mình, đồng thời, cũng không thể trực tiếp can thiệp tới nội dung của thư như các hạng mục khác. Làm thế nào để biết rằng giáo viên hoặc người giới thiệu sẽ nói điều gì đó tốt đẹp về mình? Làm cách nào để biết lá thư giới thiệu đại học đang có có hữu ích hay không? Không chỉ vậy, cũng còn nhiều em chưa thực sự hiểu tại sao hội đồng tuyển sinh lại muốn đọc những bức thư này. Cán bộ tuyển sinh hy vọng tìm thấy thông tin gì? Và cũng có thể các em sẽ cảm thấy bối rối khi tìm cách để thực sự có được một lá thư giới thiệu tốt. 

 

Các em có thể sẽ rất dễ bị choáng ngợp bởi tất cả các yếu tố khác nhau của quá trình tuyển sinh đại học, và một cách để giảm bớt căng thẳng này là thực hiện từng bước một. Nhiều học sinh và gia đình cảm thấy thoải mái hơn khi xử lý lần lượt từng hạng mục riêng lẻ, khiến ai nấy đều cảm thấy có thể kiểm soát tình hình tốt hơn một chút. Với thư giới thiệu cũng vậy, hãy chia nhỏ các hạng mục của công việc để tiếp cận nó một cách hiệu quả hơn.  

 

Vì sao các trường đại học lại yêu cầu thư giới thiệu?

 

Các trường muốn tìm hiểu thêm về ứng viên từ những người tương tác với các em trong môi trường giáo dục đã có. Trong đơn đăng ký của các em, hội đồng tuyển sinh đang tìm hiểu về điểm số các em nhận được, các lớp các em đã học, vị trí lãnh đạo hoặc thời gian các em đã cam kết cho các hoạt động và mục tiêu khác nhau. Đồng thời, trong bài luận của các em, họ cũng có thể lắng nghe trực tiếp nghe ý kiến ​​của các em về rất nhiều vấn đề. Vậy, họ mong chờ điều gì từ những bức thư giới thiệu? Họ cần chúng để biết cách các em tương tác với những người khác. Họ tìm hiểu những gì các em làm khi mọi thứ không diễn ra hoặc theo ý mình, họ biết được mức độ hào hứng (hoặc buồn chán!) của các em khi tìm hiểu về một nội dung hoặc kỹ năng cụ thể.

 

Từ những thông tin đó, cán bộ tuyển sinh có thể bắt đầu hình dung các em sẽ thể hiện như thế nào trên giảng đường đại học, trong ký túc xá, đội thể thao, hoạt động của sinh viên hoặc thậm chí trong giờ làm việc cùng các giáo sư. Họ có thể đã đọc lý do các em nghĩ rằng bản thân mình phù hợp với trường đại học của họ, nhưng giờ đây, họ lại có thể sử dụng thông tin chi tiết mà các giáo viên của các em cung cấp để cố gắng hình dung thêm về điều đó. Những thông tin này cũng có thể được sử dụng theo những cách khác nhau, ví dụ như để xác minh điều gì đó các em đã liệt kê trong đơn đăng ký của mình (nếu các em thực sự là đội trưởng bóng đá, giáo viên của các em có thể sẽ đề cập đến nó), hoặc nếu bài luận của các em thể hiện được đặc điểm tốt bụng và chu đáo của bản thân, thư giới thiệu của giáo viên cũng có thể sẽ lặp lại những đặc điểm này. Và cuối cùng, hội đồng tuyển sinh không chỉ đang tiếp nhận những sinh viên, họ còn tiếp nhận những sự giới thiệu tiềm năng - là những gì được thể hiện qua lá thư này, để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. 

 

spark prep, lor

 

Ai nên viết thư giới thiệu cho ứng viên tuyển sinh đại học?

 

Giáo viên có thể là người giúp các em thể hiện bản thân rõ hơn, bên cạnh điểm số và hồ sơ hoạt động ngoại khóa. Ứng viên thường băn khoăn về việc mình nên nhờ ai viết thư giới thiệu. Nhiều em đã có những câu hỏi như: “Tôi có nên chọn một cựu sinh viên của trường đại học đó để nhờ viết thư không?” “Tôi có nên nhờ thượng nghị sĩ viết thư cho tôi không?” “Tôi muốn học xã hội học nhưng lại đạt điểm 105% trong lớp toán - tôi có nên hỏi giáo viên toán của mình không?” Điều quan trọng là, người đó biết về các em rõ như thế nào?" Chắc chắn, một bức thư từ một cựu sinh viên, một cố vấn hoặc từ một giáo viên mà các em đã giành được điểm cao nhất trong môn của họ có thể là những bức thư tuyệt vời, nhưng các em cần phải suy nghĩ sâu sắc về những gì những người đó sẽ viết về mình. Họ có thực sự biết rõ về khả năng của các em và có đủ sự tương tác sâu với các em để có thể đưa ra đánh giá đa chiều nhất không? Hãy suy nghĩ về điều đó. 

 

Khi nghĩ về thư giới thiệu, hãy nghĩ về chúng như một cách để hội đồng tuyển sinh hiểu thêm về các em với tư cách là một cá nhân toàn diện và thay vì chỉ đơn thuần trả lời câu hỏi ai có thể nói những điều tốt nhất về các em hoặc ai là người các em thân quen nhất. Hãy tự hỏi bản thân: “Ai có thể giúp tôi chứng tỏ bản thân ngoài điểm số và sơ yếu lý lịch của tôi? Ai thực sự hiểu rõ khả năng của tôi?” Tự hỏi bản thân những câu hỏi này trước tiên sẽ giúp các em có thể chuẩn bị một lá thư chu đáo hơn và giúp cho quá trình tuyển sinh trở nên thuận lợi hơn.

 

Một số điều các em có thể cân nhắc khi lựa chọn giáo viên để giúp mình viết thư giới thiệu là: “Ai đã thấy tôi thực sự hào hứng với việc học? Ai đã thấy tôi yêu cầu giúp đỡ và/hoặc đề nghị giúp đỡ người khác? Tôi thường nói chuyện với giáo viên nào về rất nhiều chủ đề, chứ không riêng về những môn học trên lớp? Ai biết tôi là người như thế nào và có thể nói lên tính cách của tôi, cũng như những đóng góp độc đáo mà tôi mang lại cho trường đại học tương lai của mình?” Đây có thể không phải là một quá trình dễ dàng và các em có thể thấy bản thân không tự tin rằng sẽ có nhiều giáo viên biết về bản thân mình theo cách sâu hơn, tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng và thời gian chuẩn bị, các em vẫn có thời gian để tạo mối quan hệ bền chặt hơn với các giáo viên tiềm năng trước khi nhờ họ viết thư giới thiệu.

 

Các trường có yêu cầu thư giới thiệu từ một số giáo viên nhất định không?

 

Điều đó còn phụ thuộc. Một số trường đại học tuyên bố rõ ràng các em nên hỏi giáo viên nào, vì vậy hãy làm theo hướng dẫn của họ. Nếu một trường đại học yêu cầu các em hỏi một giáo viên trong một môn học liên quan đến chuyên ngành dự định, thì các em cần tuân theo quy tắc đó. Tương tự, hầu hết các trường đại học muốn đọc thư giới thiệu đến từ các giáo viên đã dạy các em ở lớp 11 hoặc 12, vì vậy hãy cố gắng nắm rõ và tuân thủ những yêu cầu từ trường nhé. 

 

Làm thế nào để có những lá thư giới thiệu tuyệt vời?

 

Ngay cả khi là học sinh cuối cấp, các em vẫn có thể nỗ lực tích cực để hiểu sâu hơn về giáo viên của mình. Hãy đặt câu hỏi cho các giáo viên, hỏi họ về điều gì đã đưa họ đến với công việc giảng dạy? Điều gì đã khiến họ yêu thích khoa học, lịch sử, v.v.? Giáo viên của các em đã học đại học ở đâu và kỷ niệm lớn nhất của họ về thời đại học là gì? Điểm mấu chốt ở đây là nếu các em cố gắng làm quen với giáo viên của mình, thì thực sự mối quan hệ  này sẽ tốt hơn cho cả hai chiều và họ sẽ biết rõ các em hơn - từ đó dễ dàng có thể viết những bức thư giới thiệu tốt hơn cho các em. Đối với học sinh lớp 10 và lớp 11, hãy tận dụng thời gian mà các em đang có và bắt đầu hình thành mối quan hệ thực sự có ý nghĩa với các giáo viên và người phụ trách học tập của mình. 

 

Có nên nộp thêm những lá thư giới thiệu bổ sung không?

 

Chỉ khi các em được phép nộp thêm thư bổ sung. Nếu trường đại học mà các em đăng ký chỉ yêu cầu hai thư giới thiệu và cho phép thêm một thư bổ sung, các em chỉ nên nộp thư bổ sung nếu người viết lá thư bổ sung đó sẽ nói điều gì đó khác với hai thư còn lại. Có thể lá thư thứ ba là từ một huấn luyện viên, cố vấn câu lạc bộ hoặc từ một lớp học phụ đạo. Cuối cùng, chỉ vì các em có thể gửi thêm thư, không có nghĩa là các em nên làm như vậy. Hãy nhớ rằng các nhân viên tuyển sinh có hàng ngàn đơn đăng ký để đọc, vì vậy đừng gửi thêm tài liệu trừ khi các em cảm thấy khá tự tin rằng nó sẽ thêm những thông tin mới thực sự hữu ích vào hồ sơ của mình.

 

Các em có cần đọc thư giới thiệu của mình không?

 

Thường thì không, và các em cũng không thực sự cần thiết can thiệp quá sâu vào thư giới thiệu. Điều này giúp nhân viên tuyển sinh tin tưởng rằng những gì được đề cập trong bức thư là sự thật và không bị ảnh hưởng bởi học sinh hoặc gia đình. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là các em phải chắc chắn rằng mình đã lựa chọn một cách cẩn thận những người viết thư giới thiệu phù hợp.

 

Quá trình đăng ký đại học có thể nhiều thử thách, đặc biệt là với những hạng mục mà các em không có toàn quyền kiểm soát. Nhưng hãy nhớ rằng, đó cũng chỉ là một cách mà các trường đại học hiểu rõ hơn về các em! Mỗi hạng mục của đơn đăng ký đại học đều có thể giúp thể hiện rõ nét về bản thân các em, và nếu các em chuẩn bị mọi thứ một cách chu đáo, các em sẽ đạt được những kết quả như ý! 

 

Tại Spark PrepBloom Global Education, chúng tôi làm việc với sinh viên để giúp các em chuẩn bị những bộ hồ sơ du học ấn tượng và trung thực nhất, bao gồm cả việc giúp các em chọn lựa những giáo viên phù hợp nhất để viết thư giới thiệu. Các cố vấn của chúng tôi đều là những chuyên gia tuyển sinh tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu, và họ biết các hội đồng tuyển sinh đang tìm kiếm điều gì trong thư giới thiệu. Chúng tôi có thể giúp các em xây dựng những mối quan hệ tốt với giáo viên và giúp các em quyết định nên làm việc với ai để có được những bức thư giới thiệu tốt. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm thông tin về các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ hồ sơ ứng tuyển đại học! 

Để lại thông tin đặt lịch tư vấn

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
community
Địa chỉ văn phòng

Hà Nội: Tầng 4, 102 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7

group
Gửi email cho chúng tôi
[email protected]
phone
Hotline
098 788 1080
back to top