Để có một danh sách trường ứng tuyển tối ưu, các em học sinh cần cân nhắc những ưu tiên của mình, tập trung vào mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được những mục tiêu đó.
Lập danh sách trường ứng tuyển là phần việc quan trọng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển Đại học. Một danh sách trường tối ưu sẽ giúp các em có được chiến lược chuẩn bị hợp lý và tăng thêm khả năng trúng tuyển của mình. Hơn nữa, một môi trường phù hợp sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới rất nhiều khía cạnh cuộc sống khi các em chính thức bước vào đại học và sau này. Bởi vậy, hãy dành thời gian để nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng các sự lựa chọn của mình nhé!
Nếu các em đang băn khoăn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây trước khi bắt tay tạo danh sách trường ứng tuyển cho mình!
Hãy nghĩ tới một số trường Đại học các em muốn theo học và tự hỏi bản thân, vì sao mình lại muốn theo học ở đó. Chuyên gia tuyển sinh cho biết, các em có thể nghĩ tới vị trí của trường, quy mô tuyển sinh, chuyên ngành dự định theo học và mô hình đào tạo, cũng như cộng đồng sinh viên trong trường và những cơ hội tiềm năng ngoài học thuật, như các hoạt động ngoại khóa hay phát triển nghề nghiệp, và cả mức học phí, chi phí cho cuộc sống hay mức độ cạnh tranh đầu vào của mỗi trường.
Sau khi đã có một vài tên trường mong muốn ứng tuyển, hãy tiếp tục đưa ra thứ hạng ưu tiên cho những ngôi trường đó. Các em có thể cân nhắc những ưu và nhược điểm của từng trường đối với bản thân và thử tưởng tượng bản thân mình sẽ mong muốn điều gì khi chọn sống và học tập tại nơi đó trong vòng 4 năm tới. Đừng quên ghi lại những nhu cầu cụ thể của mình nhé, càng chi tiết sẽ càng giúp các em dễ dàng đánh giá các sự lựa chọn hơn.
Thời hạn nộp hồ sơ ứng tuyển sẽ rơi vào đầu tháng 11 cho kỳ ứng tuyển sớm và vào đầu tháng 1 cho kỳ ứng tuyển thông thường ở Mỹ, khoảng tháng 12 và tháng 6 lần lượt cho kỳ ứng tuyển Đông và Thu tại một số quốc gia châu Âu, và nhiều mốc thời gian cụ thể khác tùy theo trường ứng tuyển. Đừng chờ tới gần sát kỳ hạn mới bắt đầu bắt tay chuẩn bị. Các em nên bắt đầu các công việc của mình từ những năm đầu trung học, để có nhiều thời gian tìm hiểu về các trường, tham gia các kỳ thi chuẩn hóa, viết bài luận cá nhân và chuẩn bị thư giới thiệu.
Trong bối cảnh dịch bệnh, việc tham quan trường có thể không được khuyến khích tại nhiều nơi, song các em có thể đăng ký các chuyến tham quan ảo và gặp gỡ đại diện trường qua internet. Hãy ghi lại tất cả những câu hỏi và băn khoăn của mình, và đừng ngại hỏi trực tiếp đại diện trường, các chuyên gia, cố vấn học thuật của các em hay những sinh viên đang theo học tại trường mà các em có thể kết nối nhé.
Thứ hạng đại học – ranking có thể là một công cụ hỗ trợ các em trong quá trình ra quyết định, song cũng đừng quên vẫn còn rất nhiều yếu tố khác cần cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng, như uy tín học thuật hay mức độ phù hợp với mục tiêu và khả năng của các em. Hãy tìm hiểu danh tiếng của trường đối với ngành học mong muốn của các em, sự hỗ trợ của giáo viên và cộng đồng sinh viên dành cho sinh viên quốc tế, cũng như tìm hiểu về bản sắc của mỗi trường qua trang web và các thông tin có sẵn.
Đây cũng là yếu tố quan trọng để xem xét tiềm năng cho mỗi sự lựa chọn. Chuyên gia tuyển sinh khuyến khích các em đặt câu hỏi về các hội chợ, mạng lưới và cơ hội việc làm và thậm chí là các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp dành riêng cho sinh viên trường đó. Nếu các em có những yêu cầu chi tiết hơn, hãy tận dụng cơ hội trao đổi với đại diện trường để đảm bảo rằng các nguồn lực đủ để đáp ứng nhu cầu của mình, ví dụ như những dịch vụ về hỗ trợ kỹ năng nghề nghiệp và tìm việc làm trong trường.
Nếu các em quan tâm tới mức độ chi trả của gia đình và bản thân cho quá trình học đại học, hãy so sánh cẩn thận các gói hỗ trợ tài chính. Bên cạnh đó, cũng xem xét kỹ lưỡng các khoản được hỗ trợ phí và các khoản không được. Việc nắm rõ chính sách riêng của mỗi trường sẽ giúp các em nắm vai trò chủ động trong quá trình cân nhắc của mình.
Việc không được nhận vào một trường đại học là lựa chọn hàng đầu có thể rất khó khăn, nhưng hãy cố gắng vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó. Việc lập một danh sách trường cân bằng giữa các yếu tố, phù hợp với mục tiêu và khả năng của các em sẽ giúp tối ưu cơ hội trúng tuyển, đồng thời cho các em sự linh hoạt nhất định giữa các sự lựa chọn. Tỷ lệ chấp nhận của các trường là tiêu chí đáng xem xét trong quá trình lên danh sách trường, song cần tập trung hơn cả vào mục tiêu và lộ trình riêng của các em, đồng thời tìm hiểu ý kiến từ các chuyên gia để được hỗ trợ thỏa đáng trong quá trình cân nhắc.
Các em có thể kết nối và đặt câu hỏi về lộ trình ứng tuyển chi tiết dành riêng cho bản thân với chuyên gia Spark Prep tại: bit.ly/3mVeIN5. Các buổi tư vấn 1-1 tại Spark Prep là hoàn toàn miễn phí.
Khi cùng học sinh xây dựng bộ hồ sơ ứng tuyển, Spark Prep chú trọng vào “fit” – sự phù hợp của tính cách, định hướng tương lai, cũng như khả năng tài chính của học sinh và gia đình với trường. Chúng tôi luôn nỗ lực tạo ra môi trường an toàn để học sinh khám phá tiềm năng và nuôi dưỡng, phát triển đam mê của bản thân, đồng thời hỗ trợ sát sao nhu cầu đặc biệt của từng gia đình.
Với chi phí học đại học Mỹ ngày càng tăng, việc hiểu và đánh giá các gói hỗ trợ tài chính sẽ giúp sinh viên và gia đình đưa ra quyết định học tập với mức phí phù hợp. Vậy đâu là những điều ứng viên cần lưu ý?
Đọc tiếpKhung thời gian chuẩn bị hồ sơ Thạc sĩ tại Mỹ năm học 2025 - 2026
Đọc tiếpCông bố công trình nghiên cứu tại những nền tảng uy tín sẽ giúp ứng viên minh chứng được năng lực học thuật, đồng thời nâng cao khả năng trúng tuyển vào các trường Đại học hàng đầu.
Đọc tiếpVới học sinh THPT, quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học có thể vẫn là một thử thách lớn. Spark Prep sẽ hướng dẫn các em 7 bước thực hiện và xuất bản bài báo khoa học của mình.
Đọc tiếpCác khía cạnh chính của chi phí đại học tại Mỹ và gợi ý cho học sinh chiến lược để chuẩn bị tài chính phù hợp cho hành trang du học của mình.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7