Theo nhiều phân tích của các nhà kinh tế tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, tấm bằng đại học tạo ra lợi nhuận hàng năm là 14% trong suốt 40 năm phát triển sự nghiệp của con người.
Tuy nhiên, 56% người Mỹ hiện nay không cho rằng bằng đại học “xứng đáng với số tiền bỏ ra” (theo một cuộc khảo sát của Wall Street Journal và Viện Nghiên cứu độc lập NORC tại University of Chicago). Cuộc khảo sát tương tự cách đây 10 năm cho thấy 40% người Mỹ cũng cảm thấy như vậy, điều đó có nghĩa là niềm tin vào giá trị của trường đại học tại đất nước đang giảm mạnh, ngay cả khi giá trị thực tế mà tấm bằng đem lại dường như rất lớn.
Vậy vấn đề nằm ở đâu? Hãy cùng Spark Prep tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Jaison Abel, một nhà kinh tế đồng tác giả nghiên cứu của Fed New York với đồng nghiệp Richard Deitz, đã chỉ ra rằng việc tập thể chưa đánh giá đúng giá trị của tấm bằng đại học đã phản ánh những xung đột thông tin và nhiều thành kiến nhận thức khác nhau của con người.
Một trong số đó là hiện tượng “hyperbolic discounting” – khi mọi người thường không tính toán quá nhiều cho lợi ích ở tương lai, mà tập trung ở lợi ích hiện tại nhiều hơn. Cụ thể, trong trường hợp này, mọi người thường phóng đại các khoản chi phí trả trước cho việc học đại học và chưa đánh giá đúng giá trị của tấm bằng sau khi tốt nghiệp. Giáo dục đại học có mô hình định giá phức tạp, dựa trên mức học phí mà chỉ thiểu số sinh viên phải trả đầy đủ, còn lại đa số sinh viên được cung cấp hỗ trợ tài chính hoặc các mức ưu đãi học phí khác. Theo một nghiên cứu của College Board, chi phí trung bình cho một năm học đại học công lập hoặc tư thục hiện nay thấp hơn so với 5 năm trước, mặc dù học phí niêm yết tăng. Ví dụ, tổng chi phí trung bình hàng năm – bao gồm học phí, tiền ăn ở để theo học tại Princeton University đối với hơn 60% sinh viên nhận hỗ trợ tài chính sẽ giảm xuống còn $12.000 vào năm tới, phần lớn nhờ vào hỗ trợ tài chính từ trường.
Những thành kiến nhận thức khác cũng góp phần khiến người Mỹ có xu hướng đánh giá thấp bằng cấp đại học, trong đó mọi người bị ảnh hưởng nhiều bởi các thông tin sẵn có và mới được cập nhật gần đây, ngay cả khi chúng ít tin cậy hơn.
Đặc biệt một số nguồn thông tin còn đánh đồng việc đi học đại học với gánh nặng vay nợ (không đúng với hầu hết với các sinh viên), thị trường việc làm cạnh tranh đối với sinh viên mới tốt nghiệp (đúng, nhưng vẫn dễ dàng hơn so với thị trường việc làm dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp) và học phí tăng (đúng trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế đã giảm xuống ở cả các trường công và tư).
Trên thực tế, mô hình giáo dục đại học có thể phức tạp và tiêu tốn khá nhiều chi phí trong bối cảnh có rất nhiều đơn vị giáo dục hoạt động chưa được hiệu quả. Các trường đại học vì lợi nhuận nổi tiếng với hoạt động truyền thông mạnh mẽ tới đối tượng sinh viên có thu nhập thấp trong khi trường có tỷ lệ tốt nghiệp ở mức khiêm tốn và khả năng vỡ nợ cao của sinh viên; bên cạnh đó, sinh viên ở nhiều trường đại học công lập và phi lợi nhuận không tốt nghiệp được… Có thể thấy, lợi ích kinh tế của tấm bằng đại học gần như biến mất đối với những sinh viên không hoàn thành chương trình giáo dục và khiến các em cảm thấy mình đã lãng phí nhiều thời gian vô ích.
Những vấn đề này cần xác định và giải quyết kịp thời – bằng cách mở rộng các gói hỗ trợ tài chính khác cho sinh viên có thu nhập thấp, đồng thời tăng tính minh bạch thông tin về tỷ lệ hoàn thành học phí và chi phí học tập để sinh viên có thể đưa ra quyết định chọn trường tốt hơn.
Đặc biệt, các thông tin mang tính phóng đại về rủi ro kinh tế của việc học đại học nên được gỡ bỏ để học sinh được tiếp cận với cơ hội giáo dục quan trọng giúp các em phát triển tri thức và sự nghiệp trong tương lai.
[Chi tiết bài viết vui lòng truy cập tại: A college degree is worth the cost — and then some]
The Magic or Magnificent Seven (M7) là nhóm các trường kinh doanh danh giá và từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng đào tạo ngành kinh doanh ở Mỹ., bao gồm...
Đọc tiếpDanh sách 15 trường Alt-Ivies năm 2024 vừa được công bố, bao gồm những trường đại học có chất lượng học thuật xuất sắc và danh tiếng sánh ngang Ivy League.
Đọc tiếpBên cạnh yêu cầu khắt khe về học thuật, cả hai chương trình cũng có những khác biệt sâu sắc. Hãy cùng Spark Prep tìm hiểu qua bài viết dưới đây để chọn lựa được chương trình phù hợp nhất với bản thân mình nhé.
Đọc tiếpTổng hợp các bài viết về tuyển sinh đại học tại Mỹ được đón đọc nhiều nhất trong những năm vừa qua tại Georgia Tech Admission Blog.
Đọc tiếpCác em vẫn thường được khuyên nên lựa chọn những ngôi trường ‘phù hợp' với bản thân về về giá trị, cộng đồng, khả năng đóng góp tài chính và những tiêu chí riêng được kỳ vọng. Thế nhưng, một ngôi trường có thể không mấy ‘phù hợp' cũng có thể mang tới...
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7