Bên cạnh những tranh luận & lo ngại về sự lệ thuộc của học sinh vào các phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ trong việc viết luận, một số văn phòng tuyển sinh tại các trường đã bắt đầu sử dụng AI để đánh giá một số hạng mục quan trọng của bộ hồ sơ ứng tuyển đại đọc.
[Đọc thêm: ChatGPT có thể thực sự can thiệp vào bài luận cá nhân trong hồ sơ ứng tuyển Đại học?]
Một trong số đó là Maryville University - trường cao đẳng tư thục ở Missouri, nơi thống kê khoảng 6.500 sinh viên nộp hồ sơ ứng tuyển trực tuyến hàng năm.
Phil Komarny - Giám đốc Công nghệ Thông tin tại Maryville, cho biết gần đây trường đã ký hợp đồng sử dụng Sia (một công cụ của công ty OneOrigin) để bắt đầu đánh giá bảng điểm của ứng viên vào tháng 9.
Ông nhấn mạnh rằng việc ứng dụng Sia không nhằm mục đích tự động hoá quá trình xem xét bảng điểm, mà nó chỉ đóng vai trò giảm tải khối lượng công việc của các cán bộ tuyển sinh trong hoạt động xét tuyển đại học. Điều này đánh dấu sự thay đổi tại Maryville, khi vai trò của công nghệ thông tin được chuyển từ “kiểm soát các hoạt động” sang “hỗ trợ con người”.
Banshan Syiem - Phó Chủ tịch Phụ trách Bán hàng và Tiếp thị tại OneOrigin chia sẻ rằng hiện nay công ty của ông có khoảng 22 trường đại học đang sử dụng Sia. Theo đó, mức chi trả của họ dao động từ từ $500 - $3.000/tháng, tùy thuộc vào số lượng bảng điểm cần xem xét.
Về chức năng của Sia, ông cho biết công ty đã loại bỏ các quy trình thủ công dễ gây nhầm lẫn, và phần mềm sẽ đọc các nội dung có trong bảng điểm từ bậc THPT (đối với ứng viên nộp vào đại học) đến bậc Đại học (đối với sinh viên chuyển tiếp). Do đó, thay vì phải xem qua tất cả các đơn đăng ký, cán bộ tuyển sinh có thể thu thập được thông tin ngay lập tức nhờ ứng dụng này. Điều cần chú ý là, OneOrigin đang nỗ lực hỗ trợ để các trường có thể dành nhiều thời gian hơn trong quá trình ra quyết định tuyển sinh, thay vì để AI tự đưa ra kết quả một ứng viên có nên được nhận hay không.
Tại Georgia Institute of Technology, Stephen W. Harmon - Giám đốc Điều hành của Trung tâm các trường Đại học thế kỷ 21 cũng cho biết Georgia Tech “chưa sử dụng AI trong tuyển sinh, nhưng chúng tôi đang thử nghiệm nó”.
Theo đó, trường đang thử sao chép các quyết định tuyển sinh bằng phương pháp học máy (machine learning techniques) ở một trong những chương trình thạc sĩ khoa học trực tuyến lớn của mình, và kết quả thử nghiệm đưa ra đạt 93% đồng nhất với kết quả tuyển sinh của các cán bộ trong trường.
Với số lượng ứng viên tiếp tục gia tăng tại Georgia Tech, trường đang nỗ lực thử nghiệm mọi giải pháp để cải thiện quy trình làm việc của mình. “Tôi cho rằng AI không nên đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động tuyển sinh, nhưng nó có thể trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình này.” - Harmon chia sẻ thêm.
"Ứng dụng AI trong tuyển sinh chưa chắc sẽ trở thành một giải pháp toàn diện nhất trong tương lai"
Trước sự phát triển và lan rộng mạnh mẽ của công nghệ, các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá giúp các cán bộ tuyển sinh nhìn nhận được những giá trị hữu ích, đồng thời dành sự thận trọng nhất định đối với những gì mà AI đem lại.
“Một trong những tác động quan trọng nhất của AI đến quá trình tuyển sinh đại học là tự động hóa việc đánh giá các bộ hồ sơ” - một bài đăng trên blog từ North Shore College Consulting cho biết. “Hàng năm nhiều cơ sở giáo dục đại học nhận được hàng chục nghìn đơn đăng ký, khiến việc phân loại và đánh giá sự phù hợp của từng ứng viên trở thành một nhiệm vụ phức tạp. Đây là lúc AI phát huy tác dụng - phần mềm có thể phân tích nhanh chóng & chính xác các tệp dữ liệu lớn, cho phép các trường đại học tinh gọn quy trình tuyển sinh và dành nhiều thời gian hơn để tập trung đánh giá vào các khía cạnh quan trọng khác của ứng viên.”
Mặt khác, một số chuyên gia cũng cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra quyết định về việc nên hay không nên sử dụng AI.
David Hawkins - Giám đốc Giáo dục và Chính sách của Hiệp hội Quốc gia về Tư vấn Tuyển sinh Đại học, cho biết: “Chúng tôi nghe rất nhiều tin đồn về những tác động tiềm tàng của AI trong và xung quanh quá trình tuyển sinh đại học. Hiện nay chưa có cơ sở nào để đạt được sự đồng thuận về việc AI nên hoặc không nên sử dụng ở đâu, mặc dù nó có thể là một chủ đề sẽ xuất hiện xuyên suốt trong nhiều cuộc trò chuyện ở tương lai […] Mặc dù AI có thể xử lý, tóm tắt và đơn giản hoá các công việc mà trước đây đòi hỏi sự tham gia của nhiều lao động, nhưng nó chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi bạn đưa ra hướng dẫn chi tiết và kiểm soát chất lượng ở bước cuối cùng. Do đó, bất kỳ ai sử dụng AI cũng cần phải cẩn thận trong việc xây dựng các câu lệnh hướng dẫn và giám sát hiệu quả đầu ra của chúng.”
Bên cạnh đó, ông cho rằng “mặc dù vẫn còn rất nhiều điều cần được khám phá về tiềm năng và giới hạn của công nghệ, đây vẫn chưa phải là một thời điểm chắc chắn để các tổ chức giao phó cho AI nhiệm vụ ra các quyết định mang tính rủi ro; hoặc việc ứng dụng AI trong tuyển sinh chưa chắc sẽ trở thành một giải pháp toàn diện nhất trong tương lai.”
Melanie Gottlieb, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Đăng ký và Tuyển sinh Đại học Hoa Kỳ, cho biết: “Đối với trường đại học có tính cạnh tranh cao, tôi e ngại về việc sẽ có những cuộc tranh luận trong việc áp dụng AI vào một quá trình mà công chúng vốn nhận thấy không rõ ràng và đầy thách thức như tuyển sinh đại học.”
Nhìn chung, AI là một công cụ có khả năng hỗ trợ đắc lực trong một số công việc nếu chúng được đưa ra những câu lệnh/hướng dẫn cụ thể và giám sát chất lượng đầu ra. Ngoài ra, AI sẽ không có khả năng thay thế con người trong những hoạt động đòi hỏi năng lực và kinh nghiệm nghiệm để có thể đưa ra góc nhìn và đánh giá của bản thân về những vấn đề liên quan. Tương tự như trong chuẩn bị hồ sơ, học sinh cũng cần phải mang tới những câu chuyện & cảm xúc cá nhân, cách tiếp cận vấn đề khác biệt & truyền tải được bản sắc và cá tính của mình để chứng minh mình là một ứng viên phù hợp với cán bộ tuyển sinh, thay vì phó thác hoàn toàn cho công nghệ.
Nếu em đang cần bất kỳ sự hỗ trợ nào trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, hãy liên hệ với Spark Prep và Bloom Global Education để được tư vấn từ chuyên gia của chúng tôi nhé.
Mới gần đây, University of Virginia thông báo sẽ bổ sung thêm lựa chọn ‘defer’ trong quá trình đánh giá đơn đăng ký của ứng viên vào kỳ tuyển sinh năm nay.
Đọc tiếpVào tháng 7 vừa qua, Cơ quan nhà nước quản lý các trường học & chương trình mới (SCHEV) đã phê duyệt thành lập William & Mary’s School of Computing, Data Sciences & Physics (tạm dịch: Trường Máy tính, Khoa học Dữ liệu & Vật lý của College of William & Mary).
Đọc tiếpMới gần đây, Giám đốc điều hành của ACT đã công bố những thay đổi trong bài thi này với một số điểm chính sau (áp dụng cho thí sinh quốc tế từ tháng 4/2025).
Đọc tiếpChỉ còn vài tháng nữa hạn nộp hồ sơ ứng tuyển sẽ đến. Nhiều trường Đại học Mỹ đã công bố chủ đề bài luận phụ cho mùa tuyển sinh năm nay. Hãy cùng Spark Prep cập nhật và chuẩn bị lên chiến lược viết luận từ sớm để gia tăng cơ hội cạnh tranh của mình nhé.
Đọc tiếpMới gần đây, University of Connecticut đã cập nhật khung thời gian tuyển sinh cho kỳ thu 2025.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7