Bài viết sẽ bàn luận cốt lõi của thói quen viết hiệu quả, được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều tác giả viết chuyên nghiệp. Tác giả sẽ không đề cập tới ý kiến và quy trình viết cá nhân, hướng dẫn phong cách, thủ thuật, hay thể hiện sự tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa của thế hệ quá khứ, mà chỉ đơn giản tổng kết điểm chung của những người viết tốt trong mọi thời đại và trên toàn thế giới.

 

Tác giả cũng chọn lọc nội dung bài viết từ kinh nghiệm của những nhà văn nổi danh và thành công nhất, cũng như tận tâm nhất với nghề của họ, được tôn trọng nhất trong thể loại của họ và có năng lực nhất trong tác phẩm văn xuôi của họ. Những nhà văn này có điểm gì chung? Những thói quen nào giúp cho những nhà văn này ngày càng viết hiệu quả hơn?

Câu trả lời sẽ được tiết lộ với 7 thói quen dưới đây. 

Đọc nhiều

Điều này có lẽ không làm bạn ngạc nhiên, nhưng điều có thể khiến bạn ngạc nhiên là cách mà một người viết hiệu quả đọc nhiều và đọc sâu đến mức nào. Các nhà văn đọc nhiều đến mức việc này gần như thách thức sự đáng tin cậy của hầu hết các tác phẩm thông thường. Những người khác khi đọc “nhiều” thì thường thấy việc đọc của họ quá sức. Các nhà văn thành công thì liên tục đọc. Kể cả trong lúc chờ thanh toán. Trước các cuộc hẹn. Vào bữa tối. Trong nhiều giờ một ngày, họ đọc rất nhiều cuốn sách khác nhau như thể đó là cách để tiếp thêm một nguồn dưỡng khí. Nhưng những nhà văn không chỉ đọc một cách bình thường như những người nghiện sách. Họ đọc với một con mắt tỉnh táo về sự lựa chọn từ ngữ của một tác giả. Họ đọc với góc nhìn phê bình. Họ đọc … giống như một học sinh đang xem một bậc thầy. Họ đọc đi đọc lại những cuốn sách họ thích để thu thập những bí mật từ trong đó. Họ đọc như thể các tác giả của quá khứ là người cố vấn của họ – dạy họ xuyên thời gian và không gian những bí mật về cách viết. (Theo một cách rất thực tế, điều đó đúng là như vậy). Họ đọc nhiều thể loại. Họ đọc những thứ họ thấy hơi khô khan. Họ đọc tác phẩm kinh điển. Họ đọc mặt sau của chai dầu gội đầu nếu không có sách trong phòng tắm. Người viết tốt luôn đọc.

Tuân thủ một lịch trình

“Viết mỗi ngày” có vẻ khiến nhiều người phải xuýt xoa, nhưng đó là một số lời khuyên bổ ích cho những nhà văn/người viết lách muốn bước vào những đỉnh cao thành công. Những người viết hiệu quả hay thiết lập một thói quen và tuân thủ nó một cách thường xuyên nhất có thể. Rất nhiều nhà văn nổi tiếng duy trì thói quen đó. Stephen King viết mười trang mỗi ngày, Ernest Hemingway thì viết một trang. James Joyce viết một vài câu văn với cấu trúc được xây dựng một cách nghiêm túc. Quy trình này là để bắt đầu quá trình sáng tạo, chứ không phải để kết thúc nó. Joyce Carol Oates thức dậy sớm để viết, và đôi khi chỉ làm điều đó trong 45 phút cho tới khi không thể cố gắng thêm hay có khi lại viết liên tục trong vòng tám giờ- trước khi nhận ra bản thân mình đang đói. JK Rowling cho biết cô ấy viết thường viết trong ba giờ và có lúc là mười một giờ tùy hoàn cảnh. Một số người đứng khi viết. Một số ngồi. Một số cần phải nằm . Một số phải di chuyển. Một số sẽ kết thúc ở giữa câu. Một số phải hoàn thành một phần ngay cả khi mất nhiều giờ hơn họ dự định. Nhưng tất cả đều thực hiện thói quen viết hàng ngày, nhiều người thừa nhận rằng họ thậm chí còn thực hiện thói quen của mình vào “những ngày nghỉ”. Cho dù bạn gọi đó là một ảnh hưởng hay một thói quen lễ nghi hay chỉ đơn giản là tất cả những người viết hiệu quả đều có điểm chung đó (bất kể quy trình nào hoạt động cho họ) thì họ vẫn cứ làm đi làm lại, ngày này qua ngày khác quy trình đã định của mình.

Làm việc chăm chỉ

Những người viết hiệu quả hiểu rõ rằng không phải dễ dàng gì để kiếm được bội tiền từ những tác phẩm của mình. Kể cả khi họ đang ở bất cứ đâu để viết lách, họ cũng tưởng tượng mình đang đi làm. Các nhà văn thành công coi việc viết lách như một công việc và làm việc rất chăm chỉ để thành công trong công việc đó. Họ không ngồi chờ thiên cơ dời bút, cũng chẳng lấy cớ “nàng thơ thất thường” mà bỏ bàn làm việc nếu cảm thấy không muốn làm việc. Họ nghiền ngẫm những phần khó khăn giống như cách ai đó làm những phần không tuyệt vời của một công việc mà họ thường thích. Họ đặt ra mục tiêu (loại họ có thể kiểm soát – chứ không phải loại họ không thể) và áp dụng điều chỉnh trong công việc. Họ sẽ làm việc theo hướng đó, và ngay cả khi họ thất bại hoặc thành công, họ cũng sẽ đưa ra các mục tiêu và công việc mới rồi tiếp tục theo đuổi chúng. Họ tự đặt mình vào một khối lượng công việc nhỏ mỗi ngày và liên tục xử lý nó. Họ làm việc nhiều giờ một ngày – thậm chí còn nhiều hơn một công việc toàn thời gian. Nhiều người nói về cách mà việc viết lách can thiệp vào cuộc sống gia đình của họ giống như cách mà những người làm nghề khác cũng thường chia sẻ về nghề nghiệp của mình. Họ tự hào về những gì họ sáng tạo và không bằng lòng với những gì chỉ đủ tốt. Các nhà văn thành công không ngừng nói về việc viết lách như là một công việc cực kỳ khó khăn (nhưng xứng đáng).

Đọc soát & chỉnh sửa bài viết

Những người viết hiệu quả hiểu rõ rằng họ không phải là những thiên tài có thể biến một bảng chữ cái thành một túi tiền chỉ bằng cách đặt bút lên trang giấy. Họ biết rằng tìm kiếm ý tưởng và triển khai nó một cách hiệu quả là một công việc đầy khó khăn. Họ thấy quá trình đó không có gì kỳ diệu, mà thực ra là đến từ nỗ lực mãi dũa liên tục, như cách người ta sàng lọc các tạp chất khi biến đổi dầu thô thành nhiên liệu tên lửa. Điều này phức tạp hơn nhiều so với việc đơn giản là hiệu đính hoặc chỉnh sửa một số chỗ trong tác phẩm viết. ‘Revision’ (Đọc soát) được chia nhỏ theo nghĩa đen có nghĩa là “Xem lại” và nó cũng có thể có nghĩa là mọi thứ đều thay đổi. Những nhà văn thành công cũng nhận thấy bản nháp đầu tiên của họ có thể sẽ rất khủng khiếp. Thực tế khủng khiếp đến mức Anne Lamott gọi nó là “Viết những bản nháp đầu tiên tồi tệ.” Những người viết hiệu quả thường gạn bỏ toàn bộ bản nháp và chỉ giữ lại những mẩu nhỏ giúp họ bắt đầu quá trình viết lại từ đầu. Không có một chuẩn mực nào về mức độ sửa đổi mà mọi nhà văn cần tuân thủ để có thể thành công – Stephen King thực hiện ít nhất ba giai đoạn sửa đổi lớn trong quá trình viết tiểu thuyết (và vô số lần chỉnh sửa nhỏ hơn), trong khi Frank Conoroy lại nói rằng điều kỳ diệu chỉ thực sự xảy ra khi đã viết tới bản thảo thứ 11 của mình. Bất kể phải sửa đổi bao nhiêu lần, quan điểm về việc sửa đổi là cơ bản và cần thiết và là điểm chung mà tất cả những người viết hiệu quả đều có.

 

Tách biệt không gian và thế giới của công việc với cuộc sống hàng ngày 

Có nhiều khía cạnh và cách diễn đạt của điều này và các nhà văn cũng làm điều này theo nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả các nhà văn thành công đều làm nó ở một mức độ nào đó. Họ có sự chuyển đổi/ phân tách môi trường làm việc cho bản thân giữa các “chế độ”, cả trong quá trình viết và trong cuộc sống của họ. Họ nói về bản thân mình trong “thế giới thực” rằng họ gần như mắc chứng rối loạn phân ly (thực ra không phải như vậy, mà đó chỉ là một sự tương tự với một tình trạng rất thực). Họ không nghe một số người biên tập nói khi bản thân đang viết bản nháp đầu tiên và cũng không nghe ai đó nói rằng “bạn không thể làm sai” khi đang chỉnh sửa bản viết của mình. Họ lãng phí thời gian với những ý định tính toán, và sau đó đột nhiên quay lại và tuyên bố rằng họ đã lãng phí đủ rồi. Họ tách biệt mọi thứ ra để kiểm tra chúng theo một cách khác biệt. Họ khoa trương và nuôi dưỡng các biểu tượng sáng tạo trong một khoảnh khắc và trong giây phút tiếp theo, họ lại lạnh lùng rồi tính toán xem điều gì bên trong biểu tượng đó có thể tốt và điều gì là tuyệt đối không phù hợp. Họ thường xuyên đuổi theo những con bướm và nằm với những chú mèo trong những tia nắng một lúc, sau đó pha một ấm trà và ngồi xuống làm việc không ngừng nghỉ trong mười giờ đồng hồ. Họ say mê đón nhận các ý tưởng (thông qua các nhân vật) mà không bao giờ chấp nhận chúng (trong thực tế). Thông qua các nhân vật và sự đồng cảm, họ tin vào những điều họ không tin và chấp nhận những điều họ phát hiện ra. Họ yêu và tôn thờ những điều kiện, tình cảnh của con người nhờ dành phần lớn nỗ lực của mình để cố gắng tạo ra một không gian mà không con người thực nào có thể làm phiền họ. Các nhà văn làm điều này bằng nhiều cách. Có người đã mô tả các bài tập của mình như tưởng tượng giọng nói của con chuột và đặt chúng vào các chai khác nhau. Một số người khác chỉ cần chuyển đổi dễ dàng giữa “chế độ thế giới thực” và “chế độ nghệ sĩ” như Transformer (không có âm thanh “she-show-shoo-shaa-ship” mà Transformers tạo ra). Nhưng có một điểm chung mà tất cả những người viết bài hiệu quả đều có là họ liên tục chuyển đổi và thích ứng giữa các thế giới khác nhau của mình.

Ưu tiên công việc viết

Điều này ban đầu được hiểu là “sự hy sinh” của các nhà văn thành công nhưng sự thật hóa ra không phải vậy. Một số nhà văn chỉ đơn giản là đưa ra quyết định nhỏ này đến quyết định nhỏ khác, ưu tiên việc viết lách của họ và họ không bao giờ thực sự đã đạt đến một khoảnh khắc của sự hy sinh. Nó không xảy ra cùng một lúc bởi vì nó xảy ra một chút mỗi ngày. Nhưng điểm chung của tất cả các nhà văn thành công là việc viết lách của họ đi trước những thứ khác trong cuộc sống của họ. Nếu được lựa chọn giữa viết lách vào buổi tối hoặc ở lại thêm vài giờ (ngay cả với những người tuyệt vời), họ cũng sẽ nói lời từ biệt. Họ hiếm khi có nhiều cuộc sống xã hội. Họ thường có “thân hình nhà văn khiêm nhường” – như Betsy Learner nói. Họ đôi khi không có nghề nghiệp nào ngoài việc viết lách. Nhiều người thuê nhà ở trong nhiều năm và dạy bán thời gian nếu họ có thể hoặc chỉ đi bar vài đêm một tuần để được thanh toán cho một điều gì đó. Họ có thể có một mối quan hệ lạnh nhạt với gia đình của họ, hoặc họ cũng có thể vừa viết và vừa có một mối quan hệ gia đình tốt đẹp nhưng điều đó cũng gần như không quá khác biệt. Những người viết không hiệu quả sẽ nhận thấy sự ưu tiên đó không phù hợp với giá trị của họ. Tôi không nói ưu tiên viết lách là tốt về mặt đạo đức – hay luôn là một quyết định tuyệt vời, và tôi chắc chắn không nói rằng những nhà văn này có một cuộc sống cân bằng. Nhưng chúng là những quyết định mà hầu hết (nếu không phải là gần như tất cả) các nhà văn thành công thường có. Những người viết có hiệu quả cao thường xem việc viết lách của họ là điều tối quan trọng.

Đương đầu với rủi ro

Các nhà văn viết hiệu quả hầu như luôn biết nắm bắt cơ hội. Họ sống một cuộc sống cá nhân của riêng mình, ưu tiên viết lách hơn các công việc khác, dù đôi khi điều này còn ‘không tốt cho ví tiền của họ’. Họ khám phá những câu chuyện trong tiểu thuyết, đưa những điều mà mọi người cho là “có vấn đề” vào câu chuyện của mình. Họ khai phá văn xuôi, cố tình phá vỡ một quy tắc hay quy ước truyền thông. Họ thu hút sự chú ý của chúng ta bởi vì họ sẵn sàng làm những điều mà ít người khác dám. Họ sẵn sàng thử nghiệm. 

 

Điều này có nghĩa là những người viết hiệu quả cũng sẽ cần phải đương đầu với hậu quả của tất cả những rủi ro đó. Họ cũng có thể thất bại. Những nhà văn thành công, không ngoại lệ, luôn có những câu chuyện về thất bại – thậm chí là những thất bại nặng nề một cách đáng xấu hổ. Họ bế tắc. Họ không còn là chính mình. Họ đánh giá sai. Họ mất công. Họ nhận được những bức thư với đầy sự thù hằn. Họ viết một cái gì đó mà không ai cảm nhận được – một cái gì đó thực sự không tốt lắm. Họ viết những câu văn xứng đáng phải loại bỏ. Họ cất cánh và lại trượt dài. Họ sử dụng hết một khoản tiền tạm ứng và không có cuốn tiểu thuyết nào để trình bán. Họ thất bại … rất nhiều. Nhưng họ cũng không chọn an toàn, vì vậy khi họ thành công, đó là một điều thực sự khác biệt.

 

Tôi định đặt đề mục số bảy là “Hãy kiên trì.” Thực ra là một điều gì đó nằm giữa “kiên trì” và “rủi ro.” Tôi thấy rằng tiêu đề “Tám thói quen của những nhà văn viết hiệu quả” nghe cũng sẽ không hấp dẫn lắm. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng kiên trì cũng là một loại rủi ro khác. Đó là rủi ro mà một người sẽ làm tất cả những công việc mà không nhận lại được gì. Đó là nguy cơ bạn sẽ không bao giờ được công nhận là thiên tài trong thời đại của bạn hoặc kiếm được nhiều tiền hoặc được năn nỉ xin chữ ký trước đám đông. Đó là khả năng mà hầu hết mọi người sẽ có thể nói “Thứ này chẳng có ý nghĩa gì!” khi họ đọc một sản phẩm từ công việc khó khăn và chăm chỉ của bạn – điều này cũng sẽ không xảy ra một cách tự nguyện nữa. Chính rủi ro này khiến nghệ thuật trở nên đáng sợ và khiến mọi người nói về nó nhiều hơn những gì họ thực sự làm hoặc thậm chí tỏ ra kiêu căng vì nó. Đó là một rủi ro mà nhiều công việc khác không có, vì vậy nó mới khiến các nhà văn trở nên quyến rũ đến vậy. Người viết hiệu quả luôn kiên trì. Họ mạo hiểm với tất cả nỗ lực của họ. Hầu như không một nhà văn thành công nào lại không có câu chuyện về việc họ đã mất bao lâu để viết lách kiếm sống và mọi thứ khó khăn như thế nào khi họ bắt đầu. Những người viết thành công đã vượt qua thất bại và lại tiếp tục công việc. Họ kiên trì trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Những người thành công không bao giờ ngại mạo hiểm cho những điều họ có thể làm được.

 

Và họ làm tất cả điều đó chỉ đơn giản vì họ yêu viết lách. 

———-

Bài viết được Spark Prep biên dịch từ bài viết gốc của trang blog Chris Brecheen- một diễn đàn dành cho những người quan tâm tới viết lách trên khắp thế giới.

Để lại thông tin đặt lịch tư vấn

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
community
Địa chỉ văn phòng

Hà Nội: Tầng 4, 102 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7

group
Gửi email cho chúng tôi
[email protected]
phone
Hotline
098 788 1080
back to top