Ứng tuyển Đại học là một hành trình khám phá trí tuệ và phát triển bản thân đầy ý nghĩa với nhiều giai đoạn khác nhau. Một trong số đó là quá trình nghiên cứu, xây dựng danh sách trường phù hợp và lên chiến lược ứng tuyển từng trường.
Tuy nhiên, trong hạng mục bài luận phụ của của đa số trường hiện nay, nhiều học sinh còn bối rối trước các câu hỏi như: “Tại sao bạn chọn trường chúng tôi?”, “Điều gì thu hút bạn ở ngôi trường này” hoặc “Lý giải lý do ngôi trường là lựa chọn phù hợp với mục tiêu học tập và kế hoạch tương lai của bạn.”
Đề tài này có nhiều cách hỏi khác nhau, nhưng hay được gọi chung là “WHY” essay; và mục đích cuối cùng của chủ đề bài luận này để tìm hiểu lý do tại sao ứng viên tin rằng mình phù hợp với môi trường giáo dục đại học tại trường, hay chính xác hơn là tại sao trường là một sự lựa chọn phù hợp dành cho ứng viên.
Giống như những bài luận khác, trên thực tế không có một chiến lược cụ thể nào để viết “WHY” essay. Tuy nhiên, với những học sinh chưa biết nên bắt đầu từ đâu, dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp các em từng bước lên chiến lược viết bài luận về chủ đề này một cách hiệu quả.
Để hoàn thiện được bài luận này, học sinh cần tìm hiểu và nắm được thông tin quan trọng về trường, thu hẹp phạm vi nghiên cứu của mình theo chương trình đào tạo, khóa học/nghiên cứu, chương trình thực tập hoặc các nội dung tương tự.
Nếu đầu tư thời gian nghiên cứu, học sinh sẽ dễ dàng thu thập được nhiều nguồn tư liệu cụ thể và hữu ích có thể sử dụng trong bài luận của mình.
Một cách khác để trả lời cho câu hỏi bài luận đưa ra là tưởng tượng rằng em đã tốt nghiệp đại học và hồi tưởng lại quãng thời gian mình đang học tập tại trường. Em đã tham gia những hoạt động gì? Em đã trải qua học kỳ mùa xuân năm nhất như thế nào? Em đã làm gì vào kỳ nghỉ hè ở năm hai?
Nếu các em có thể phác hoạ được quá trình mình học tập và tham gia vào các hoạt động ở trường, hội đồng tuyển sinh dường như cũng có thể hình dung ra sự thể hiện và cách các em tận dụng những nguồn lực mà trường cung cấp; từ đó sẽ giúp học sinh nâng cao lợi thế trúng tuyển của các em.
Nếu chỉ có 150 từ để trả lời câu hỏi "WHY”, các em không nên dành 50 từ chỉ để viết về mức độ nổi tiếng hoặc những đóng góp của trường. Đó là những thông tin mang tính chung chung và hầu như mọi người đều có thể dễ dàng tìm thấy; vì vậy hãy sử dụng ngôn từ của mình một cách có chiến lược. Mỗi câu văn nên được dùng với một mục đích cụ thể và khéo léo lồng ghép sở thích/đam mê của ứng viên với những tài nguyên/cơ hội mà trường có thể đem lại để giúp sinh viên phát triển một cách tốt nhất.
Thay vì để kiểm tra ứng viên biết bao nhiêu thông tin về trường, mục đích của câu hỏi “WHY” chính là để tìm kiếm lý do ngôi trường là sự lựa chọn phù hợp dành cho các em.
Với xu hướng trung bình mỗi học sinh sẽ nộp hồ sơ cho khoảng 15-20 trường, câu hỏi “WHY” đã trở thành một đề tài bài luận phổ biến được các trường sử dụng để sàng lọc các ứng viên phù hợp; và một trong những hạn chế lớn nhất mà học sinh gặp phải trong bài luận “WHY” là triển khai nội dung một cách rất khái quát, không có trọng điểm và thông điệp rõ ràng. Điều này sẽ là một dấu hiệu thể hiện rằng ứng viên không thực sự hiểu mức độ phù hợp giữa mình và trường. Ví dụ: Những sinh viên muốn học ngành kinh tế tại Trường X viết, “Trường X có chương trình Kinh tế hàng đầu”. Câu này hạn chế ở điểm thiếu yếu tố ngữ cảnh và mối liên kết tới người viết; bên cạnh đó, câu văn này cũng có thể được sử dụng cho các trường khác bởi nhiều trường sở hữu chương trình Kinh tế chất lượng hàng đầu. Kết quả là, câu này chung chung theo cả hai nghĩa về đối tượng học sinh và trường học được nhắc đến.
Do đó, một lựa chọn thay thế phù hợp hơn cho câu văn trên có thể là “Với mục tiêu theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, chương trình nghiên cứu kinh tế bậc đại học của Trường X trong năm thứ hai sẽ cho em cơ hội được khám phá sự giao thoa giữa lý thuyết kinh tế học cổ điển và các xu hướng mới trong chính sách đối nội.”,v.v.
Tương tự như vậy, các em chỉ nên viết về các đặc điểm vị trí địa lý của trường trong trường hợp chúng thực sự có mối liên hệ trực tiếp đến lĩnh vực học thuật của em. Nguyên nhân là bởi nhiều học sinh chia sẻ lý do đăng ký vào trường do trường nằm ở địa điểm lý tưởng và rất tuyệt vời - đây là thông tin vốn được đánh giá không thực sự quan trọng, do đó các em cần lựa chọn những ví dụ sắc sảo và mang tính chiến lược để chứng minh sự phù hợp của trường dành cho mình.
Mục tiêu cụ thể của em (liên quan đến học thuật, sự nghiệp hoặc mang tính cá nhân, v.v.)
– Những nguồn tài nguyên và lợi ích cụ thể mà Trường X mang lại (kiến thức, chương trình đào tạo, hoạt động ngoại khoá, triết lý giảng dạy, chương trình thực tập/học bổng/nghiên cứu khoa, cơ sở vật chất, cơ hội trao đổi, v.v.)
→ Giải thích tại sao trường phù hợp với em
Thay vì giải thích tại sao đại học là một môi trường tuyệt vời, hội đồng tuyển sinh muốn biết tại sao nó phù hợp với em và chỉ em mới có thể trả lời được câu hỏi ấy.
Một vài câu hỏi định hướng để giúp các em trả lời được câu hỏi trên…
– Mục tiêu học đại học của em là gì? Những mục tiêu này có thể mang tính chất học thuật, sự nghiệp hoặc cá nhân. Nếu em không biết tại sao mình lại học đại học, có lẽ em chưa sẵn sàng cho câu hỏi này. Thay vào đó, em có thể quay lại và suy ngẫm một chút – Em thực sự hy vọng đạt được điều gì từ trải nghiệm học đại học?
– Em mong muốn được tiếp cận những nguồn tài nguyên nào từ trường đại học? Nếu em có các mục tiêu - cá nhân, học tập hoặc sự nghiệp - trường đại học có thể làm gì để giúp em đạt được những mục tiêu đó? Ví dụ như: Các khóa học cụ thể? Cơ hội nghiên cứu? Một cộng đồng gắn kết? Nếu em chia sẻ càng cụ thể, bài luận của các em sẽ càng trở nên nổi bật và ấn tượng.
Nhìn chung, mọi nội dung trong bài luận phụ “WHY” nên gắn liền với mục tiêu, giá trị của em và những điều trường có thể thực hiện để giúp em hoàn thành những mục tiêu đó. Đó là hai yếu tố cần thiết cho một bài luận thành công.
Bài viết bởi thầy Luke Taylor - Giám đốc Điều hành Spark Prep
Học cách đồng hành cùng con trong mùa tuyển sinh đại học với 5 mẹo hữu ích từ chuyên gia. Tạo môi trường yêu thương và giúp con vượt qua mọi thử thách!
Đọc tiếpEm nên học tiếp lên cao học sau khi tốt nghiệp hay không? Hay em nên đi làm để tích lũy kinh nghiệm trước rồi mới học Thạc/Tiến sĩ? Để đưa ra được lựa chọn phù hợp, dưới đây là 5 điều em cần cân nhắc.
Đọc tiếpVới tỷ lệ chấp nhận thấp và quy trình ứng tuyển riêng biệt, học sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu hồ sơ từ trường để nâng cao cơ hội được nhận của mình.
Đọc tiếpTừ sở thích tới khả năng làm tốt một điều gì đó, cần rất nhiều sự nỗ lực và kiên trì. Nếu các em đang cần lời khuyên để trở thành ‘chuyên gia' trong lĩnh vực của mình, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Đọc tiếpTrong quá trình lựa chọn ngôi trường đại học Mỹ tương lai, các chuyến tham quan tại trường là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường thực tế trước khi đưa ra quyết định. Vậy những điều quan trọng mà ứng viên cần biết về những chuyến tham quan này là gì?
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7