Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển Đại học tại Mỹ, học sinh sẽ bắt gặp một vài thuật ngữ quan trọng, trong đó Middle 50% và Test Optional là hai cụm từ thường xuyên được nhắc tới khi đề cập đến sự thay đổi trong bối cảnh tuyển sinh tại Mỹ gần đây. Vậy ý nghĩa thực sự của chúng là gì và ứng viên cần tiếp cận chúng như thế nào để có thể tối ưu lợi thế cạnh tranh vào các trường top đầu tại quốc gia này? Hãy cùng Spark Prep tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Là phạm vi điểm giữa điểm phần trăm thứ 25 và điểm phần trăm thứ 75 (trong đó điểm phần trăm thứ 25 đại diện cho 25% học sinh đạt điểm bằng hoặc thấp hơn ngưỡng này, và điểm phần trăm thứ 75 có nghĩa là 75% học sinh bằng hoặc cao hơn ngưỡng này). Hiểu một cách đơn giản, ta có thể xem 25% là ngưỡng điểm tối thiểu và 75% là ngưỡng điểm tối đa và “Middle 50% ranges” nằm ở mức trung bình của hai ngưỡng này.
Nhìn chung, điểm số GPA hay, SAT/ACT của một ứng viên cao hoặc thấp hơn mức trung bình 50% có thể không hoàn toàn quyết định khả năng được nhận vào trường, tuy nhiên nếu học sinh có điểm GPA, SAT/ACT vượt qua mức trung bình và nằm ở nhóm đầu (từ ngưỡng 75% trở lên), điều này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên còn lại có điểm số thấp hơn.
- Theo thời gian, trong khi nhiều trường trung học tạo ra ngày càng nhiều cách tính điểm GPA khác nhau - như thang 4.0, 5.0, 13.0, trọng số, không trọng số, điểm chữ cùng điểm số, v.v., nhiều trường đại học cũng không còn công bố phạm vi điểm trung bình của các ứng viên khi nộp hồ sơ vào trường. Ví dụ, Georgia Tech đã loại bỏ thông tin này từ trước đại dịch và chỉ chia sẻ rằng “Những sinh viên được nhận vào học tại trường thường đạt điểm cao nhất trong những khóa học khó nhất ở trường trung học của mình”.
Bên cạnh đó, việc áp dụng chính sách tùy chọn nộp bài thi chuẩn hóa Test Optional của khoảng 80% các trường đại học Mỹ khiến cho “middle 50% ranges” không còn thực sự là thông tin hoàn toàn chuẩn xác. Khi thực hiện Test Optional, thường chỉ có những học sinh đạt điểm SAT/ACT cao nộp thay vì tất cả ứng viên như trước kia, điều này dẫn đến phạm vi điểm trung bình được tính toán sẽ vượt cao hơn mức thường thấy và ít thể hiện được hồ sơ học tập của sinh viên.
[Đọc thêm: Chính sách tùy chọn nộp bài thi SAT/ACT và những tác động đến tuyển sinh đại học]
Lời khuyên:
- Với những trường vẫn công bố phạm vi điểm trung bình, em cần tìm hiểu kỹ lưỡng cách họ tính toán phạm vi đó, điểm ấy bao gồm những khóa học nào và điểm số đó quy đổi ra hệ thống giáo dục em đang theo học ra sao.
- Khi tìm hiểu về trường và bắt gặp thông tin về phạm vi điểm trung bình SAT/ACT (ví dụ nằm trong khoảng từ 1340-1420), em cần tự đặt các câu hỏi về con số ấy như: Nó được tính toán dựa trên cơ sở nào, từ kết quả của tất cả các ứng viên nộp hồ sơ vào trường, sinh viên được chấp nhận hay sinh viên xác nhận theo học tại trường? Điểm số liệu có được sử dụng để làm tiêu chí trong quá trình ra quyết định tuyển sinh không hay chỉ là điểm số được tính toán dựa trên kết quả của các sinh viên sau khi đã xác nhận nhập học tại trường?
- Tương tự với các số liệu về đội ngũ giảng viên của trường như: tỷ lệ giảng viên-sinh viên, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ giữ chân giảng viên…. Làm thế nào trường đạt được những số liệu đó? Những số liệu ấy bao gồm điều gì và mang ý nghĩa như thế nào?
Chính sách Test Optional không còn chỉ đơn thuần mang ý nghĩa
"tùy chọn nộp bài thi chuẩn hóa" trong tuyển sinh Đại học Mỹ
Chính sách Test Optional trước kia vốn thực chất mang ý nghĩa “tùy chọn nộp bài thi chuẩn hóa”, nhưng kể từ sau đại dịch, ngày càng nhiều trường áp dụng chính sách này trong quá trình tuyển sinh với những hàm ý sâu sắc hơn, đòi hỏi sinh viên cần chủ động nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình ứng tuyển của mình. Cụ thể, dù đã công khai áp dụng Test Optional, một số trường vẫn có xu hướng mong muốn học sinh nộp kết quả thi chuẩn hóa, đặc biệt khi ứng viên ấy đến từ một nhóm cộng đồng hoặc ứng tuyển vào một chuyên ngành nhất định tại trường.
Lời khuyên:
Khi tra cứu thông tin về trường mình quan tâm, thay vì chỉ đơn thuần xem trường có áp dụng Test Optional trong tuyển sinh hay không, ứng viên cần tìm hiểu ý nghĩa của Test Optional đặt trong bối cảnh tại trường là gì. Nếu hệ thống dữ liệu của các trường đại học em quan tâm được đăng tải trên Scoir, Naviance, Maia Learning hoặc các nền tảng, chuyên gia khuyến khích học sinh nên tổng hợp các thông tin đó và tham khảo ý kiến từ cố vấn/thầy cô tại trường trung học để đưa ra một vài nhận định về đặc điểm tuyển sinh tại trường đại học đó, từ đó giúp các em có định hướng rõ ràng hơn khi chuẩn bị hồ sơ.
Ngoài ra, ứng viên cũng có thể chủ động hỏi trường em ứng tuyển để biết liệu rằng việc tùy chọn nộp bài thi chuẩn hóa mang ý nghĩa gì với chuyên ngành dự định của em không? Nó có hàm ý gì đối với ứng viên đến từ trường, thành phố, đất nước của em không? Dữ liệu mà trường cung cấp có được phân chia dựa trên các kỳ ứng tuyển, hay giữa trong & ngoài tiểu bang không.
Trước bối cảnh tuyển sinh đại học có nhiều sự thay đổi, sự chủ động học hỏi và nghiên cứu thông tin là chìa khóa tăng tính hiệu quả của quá trình chuẩn bị hồ sơ, giúp học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học phù hợp với các em. Ngoài những lưu ý đã đề cập, đừng ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ những đội ngũ cố vấn học thuật chuyên nghiệp như Spark Prep, để hiểu rõ hơn về mục tiêu, mối quan tâm học thuật của bản thân cũng như cách chuẩn bị một bộ hồ sơ ứng tuyển cạnh tranh nhất có thể các em nhé!
Em nên học tiếp lên cao học sau khi tốt nghiệp hay không? Hay em nên đi làm để tích lũy kinh nghiệm trước rồi mới học Thạc/Tiến sĩ? Để đưa ra được lựa chọn phù hợp, dưới đây là 5 điều em cần cân nhắc.
Đọc tiếpVới tỷ lệ chấp nhận thấp và quy trình ứng tuyển riêng biệt, học sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu hồ sơ từ trường để nâng cao cơ hội được nhận của mình.
Đọc tiếpTừ sở thích tới khả năng làm tốt một điều gì đó, cần rất nhiều sự nỗ lực và kiên trì. Nếu các em đang cần lời khuyên để trở thành ‘chuyên gia' trong lĩnh vực của mình, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Đọc tiếpTrong quá trình lựa chọn ngôi trường đại học Mỹ tương lai, các chuyến tham quan tại trường là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường thực tế trước khi đưa ra quyết định. Vậy những điều quan trọng mà ứng viên cần biết về những chuyến tham quan này là gì?
Đọc tiếpChỉ còn vài tháng nữa, hạn nộp hồ sơ đăng ký cho mùa tuyển sinh Đại học Mỹ 2024 - 2025 sẽ diễn ra. Đây là một số điều các em cần lưu ý để có thể xây dựng ý tưởng & viết bài luận một cách hiệu quả & thuyết phục.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7