Hôm nay tôi đã lắng nghe tâm sự từ một trong những học sinh của mình về trải nghiệm cô đơn. “Em nhớ nhà. Đôi khi em cảm thấy thực sự khó khăn để có thể kết nối được với mọi người.”

 

Cô đơn là một trong những trạng thái cảm xúc có thể khiến chúng ta thấy khác đi và cảm nhận được có điều gì đó đang thực sự không ổn với bản thân mình. Đó là một cảm giác khó có thể chia sẻ bởi vì chúng ta cảm thấy mất kết nối với những người xung quanh. Vào những lúc như vậy, chúng ta nên chia sẻ với ai về sự cô đơn?

 

Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa nơi con người luôn bận tâm đến những vấn đề như “sửa chữa”, “cải thiện” và “thay đổi”, và tôi cho rằng dường như sự cô đơn không phải là thứ cần phải sửa chữa. Mặt khác, nó giống với trải nghiệm cảm xúc mà chúng ta có thể coi là “khó chịu” và hầu hết chúng ta lớn lên trong vô thức giữa những trải nghiệm khó chịu xung quanh. Hơn hết, chúng ta cũng mặc nhiên cho rằng sự khó chịu nghĩa là “xấu” hoặc “thiếu giá trị”.

 

Đề xuất cải thiện: mọi trải nghiệm hay cảm xúc đều mang giá trị

 

Một trong những điều tôi ước mình nhận ra sớm hơn là chúng ta không thể kiểm soát được phần lớn trải nghiệm của mình. Cảm xúc đến và đi mang tính thực tế và chính xác hơn nhiều so với việc “Tôi có thể kiểm soát cảm xúc của chính mình”. Một số người trong chúng ta học cách ngắt kết nối với cảm xúc của mình, nhưng điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta đã phát triển một chiến lược đối phó cụ thể với chúng thay vì kiểm soát.

 

Theo đó, việc tìm cách chống lại cảm xúc thực của mình sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội học hỏi từ những trải nghiệm vốn được cho là vô ích: Cô đơn có nghĩa là gì? 

 

Đa số chúng ta đều hình thành định kiến về sự cô đơn, nhưng còn sự cô đơn hiện hữu thì sao? Nó có khác gì những nỗi cô đơn khác hay không? Nó có hình dạng hoặc kết cấu khác nhau không? Nó có trú ẩn ở đâu đó trong cơ thể không? Nó có di chuyển được không?

 

Sự thật là chúng ta rất ít khi cho phép bản thân cảm nhận một cảm xúc thuần tuý nào đó giống như sự cô đơn, bởi chúng ta hầu như luôn mong muốn kiểm soát hoặc thay đổi nó - hay bất kỳ cảm giác khó chịu nào khác. Đối với tôi, điều đó giống như một chút kháng cự giữ cho bản thân không cảm thấy cô đơn hoàn toàn vì e sợ rằng nó có thể nuốt chửng tôi.

 

Tuy nhiên, hãy dành dù chỉ là 1 phút để giảm bớt sự phản kháng và trở nên tò mò hơn về cảm xúc thực sự của bạn, bất kể đó là gì, hãy cho phép nó được bộc lộ ra để bạn có một khoảnh khắc trọn vẹn để cảm nhận và thấu hiểu nó. 

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bỏ qua sự kháng cự - dù chỉ trong một hoặc hai giây - và hỏi "thực sự thì đây là gì?" 

 

Bài viết bởi thầy Luke Taylor - Giám đốc Điều hành Spark Prep

Để lại thông tin đặt lịch tư vấn

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
community
Địa chỉ văn phòng

Hà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7

group
Gửi email cho chúng tôi
[email protected]
phone
Hotline
098 788 1080
back to top