Sử dụng từ ngữ, ngữ pháp và dấu câu một cách khôn ngoan có thể giúp các em viết một bài luận thuyết phục và có sức ấn tượng mạnh mẽ.
Các ứng viên đại học thường cần dành nhiều thời gian để viết và kể những câu chuyện của các em trong các bài luận ứng tuyển đại học. Một điều đặc biệt quan trọng là bài luận phải được viết tốt và được lên kế hoạch tốt, bởi một vài sai sót về chính tả, ngữ pháp hoặc văn phong có thể khiến người đọc có những trải nghiệm không tốt khi đọc bài luận của các em.
Khi chỉnh sửa bài luận của mình, hãy sử dụng checklist dưới đây để đảm bảo bài viết của các em đang được thể hiện một cách tốt nhất:
Trong tiếng Anh, nhiều hành động có thể được thể hiện bằng giọng bị động hoặc giọng chủ động. Ví dụ: chúng ta có thể nói, “Tôi đã được NYU chấp nhận” (bị động) hoặc “NYU đã chấp nhận tôi” (chủ động). Dù bị động cũng thường xuyên được sử dụng trong các văn bản, giọng chủ động thường được kỳ vọng hơn trong các bài luận ứng tuyển đại học. Nó không chỉ ngắn gọn hơn, mà còn giúp mang lại cảm giác mạnh mẽ và chủ động hơn.
Ví dụ, hãy xem xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa “Tôi đã được đề nghị một cơ hội thực tập” và “Tôi đã theo đuổi một cơ hội thực tập”. Giọng nói chủ động thể hiện tốt hơn trong trường hợp này vì nó có thể làm nổi bật thái độ, trách nhiệm của ứng viên – một trong những đức tính các trường đại học đánh giá cao ở sinh viên của mình.
Một vài dấu câu ít phổ biến hơn nhưng được đặt đúng vị trí có thể mang lại cho bài luận ứng tuyển của các em một lợi thế rõ rệt.
Ví dụ: hãy cân nhắc thêm dấu chấm phẩy để kết nối hai câu có liên quan chặt chẽ với nhau, dấu hai chấm để thêm sự giải thích hoặc một tập hợp dấu gạch ngang để thể hiện ngắt quãng quan trọng trong câu. Điều quan trọng là không nên lặp lại cùng một dấu quá nhiều lần hoặc sử dụng các dấu hiếm hơn trong khi hoàn toàn có thể sử dụng dấu phẩy hoặc dấu chấm đơn giản.
Trước khi nộp bài, hãy kiểm tra xem trong bài có những câu độc lập được nối với nhau bằng dấu phẩy hay không (comma splice). Đây là một lỗi thường xảy ra khi các em dùng dấu phẩy để phân tách hai câu vốn đã hoàn thiện.
Mặc dù nội dung có thể đã tốt, nhưng một bài luận bao gồm một số đoạn văn quá ngắn và một số đoạn quá dài sẽ gây khó chịu về mặt thị giác. Đặc biệt, độc giả – những cố vấn tuyển sinh – sẽ muốn thấy sự đồng nhất tương đối hoặc sự cân bằng trong mỗi bài luận. Họ thường phải đọc lướt hàng trăm bài luận mỗi ngày nên việc bắt gặp một đoạn văn quá dài có thể khiến những thông tin quan trọng vô tình bị lu mờ.
Vì vậy, hãy viết các đoạn văn càng về cuối càng ngắn dần. Cố gắng giới hạn chúng ở năm đến bảy câu mỗi câu mỗi đoạn hoặc ít hơn nếu bài có có câu văn dài. Các đoạn văn của bài viết không nhất thiết phải có cùng độ dài, nhưng các em cũng nên tránh những khác biệt đáng kể về độ dài giữa chúng.
Tránh những từ viết tắt như “don’t”, “it’s” và “they’re” trong bài luận vì chúng sẽ tạo cảm giác hơi thiếu nghiêm túc cho bài viết của các em. Thay vào đó, hãy tách và viết ra các từ đầy đủ.
Cũng vì lý do này, hãy tránh những từ lóng và những từ được sử dụng quá nhiều như “cool” hoặc “amazing” và thay thế chúng bằng những từ dài hơn và ít phổ biến hơn, chẳng hạn như “exhilarating” or “memorable”. Ngoài ra, hãy tránh những câu nói sáo rỗng, kinh điển như “the last straw” (tạm dịch: cọng rơm cuối cùng) hay “the light at the end of the tunnel” (tạm dịch: ánh sáng cuối đường hầm). Thay vì sử dụng những kiểu ‘ngôn ngữ tái chế’, hãy cố gắng diễn đạt ý tưởng bằng ngôn từ của riêng các em.
Tiếp nối lời khuyên trước, học sinh đôi khi sử dụng ngôn ngữ trang trọng đến mức gây ra cảm giác tiêu cực cho người đọc, đặc biệt là khi các em cố gắng đưa càng nhiều từ bốn hoặc năm âm tiết vào bài luận của mình càng tốt. Tuy nhiên, điều này là không nên vì nó sẽ khiến bài luận của các em trở nên ngột ngạt và thiếu tự nhiên.
Bài luận của các em phải giống như những gì các em đã từng viết, nhưng có một vài từ ngữ nâng cao hơn xen kẽ trong đó. Vì vậy, các em nên tham khảo các từ điển từ đồng nghĩa để nâng cao vốn từ vựng trong bài khi viết nháp bài luận hoặc sau khi hoàn thành sơ bộ. Bước này sẽ giúp các em thay thế những từ thông dụng thành những từ hay hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều từ phức tạp tới nỗi người đọc sẽ cần từ điển để hiểu được bài luận của các em.
Trong một bài luận ứng tuyển đại học, các em thường nói về quá khứ (kinh nghiệm), hiện tại (sở thích) và tương lai (mục tiêu) của mình. Khi lập dàn ý cho bài luận của mình, hãy suy nghĩ về cách sắp xếp những ý tưởng cho các mốc thời gian này.
Nhiều học sinh muốn bắt đầu từ quá khứ và tiến bộ theo thứ tự thời gian để hướng tới tương lai. Những người khác có thể bắt đầu với hiện tại, sau đó thảo luận về quá khứ và kết thúc với tương lai. Không có trình tự đúng hay sai, nhưng thứ tự của các sự kiện phải phù hợp với kiểu tường thuật các em muốn sử dụng.
Tuy nhiên, việc đảo lộn thứ tự thời gian quá thường xuyên – ví dụ, từ quá khứ đến tương lai đến hiện tại trong cùng một đoạn văn – có thể khiến người đọc cảm thấy hơi khó chịu. Do đó, tốt nhất hãy nên giới hạn mỗi đoạn trong một khung thời gian chung.
Em nên học tiếp lên cao học sau khi tốt nghiệp hay không? Hay em nên đi làm để tích lũy kinh nghiệm trước rồi mới học Thạc/Tiến sĩ? Để đưa ra được lựa chọn phù hợp, dưới đây là 5 điều em cần cân nhắc.
Đọc tiếpVới tỷ lệ chấp nhận thấp và quy trình ứng tuyển riêng biệt, học sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu hồ sơ từ trường để nâng cao cơ hội được nhận của mình.
Đọc tiếpTừ sở thích tới khả năng làm tốt một điều gì đó, cần rất nhiều sự nỗ lực và kiên trì. Nếu các em đang cần lời khuyên để trở thành ‘chuyên gia' trong lĩnh vực của mình, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Đọc tiếpTrong quá trình lựa chọn ngôi trường đại học Mỹ tương lai, các chuyến tham quan tại trường là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường thực tế trước khi đưa ra quyết định. Vậy những điều quan trọng mà ứng viên cần biết về những chuyến tham quan này là gì?
Đọc tiếpChỉ còn vài tháng nữa, hạn nộp hồ sơ đăng ký cho mùa tuyển sinh Đại học Mỹ 2024 - 2025 sẽ diễn ra. Đây là một số điều các em cần lưu ý để có thể xây dựng ý tưởng & viết bài luận một cách hiệu quả & thuyết phục.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7