Qua mỗi kỳ Tuyển sinh, các trường Đại học đều có thể thực hiện quyền hoãn quyết định dành cho sinh viên của họ trong các vòng kỳ ứng tuyển sớm Early Action and Early Decision (EA & ED). Và đây cũng là điều có ít sinh viên nào mong đợi. Chưa bao giờ là một điều dễ dàng khi các em nhận được một quyết định có vẻ mơ hồ từ các trường, có khi một lời từ chối lại có thể giúp các em tiếp tục hành trình ứng tuyển dễ dàng hơn. Mặc dù đây là một trải nghiệm khó khăn, song chúng ta cũng nên tìm cách đối diện với nó.
Vậy trì hoãn ra quyết định có nghĩa là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội của các em trong kỳ ứng tuyển Thông thường? Ở đây, tôi sẽ cố gắng giải thích về việc trì hoãn này của các trường và nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc đưa ra các quyết định tuyển sinh tiếp theo của các em.
Đầu tiên, hãy bắt đầu với một số thông tin cơ bản.
Mỗi trường có một chính sách khác nhau về cách họ xử lý các hồ sơ trong kỳ ứng tuyển EA và ED. Một số trường đã có thể hoàn tất việc tuyển sinh với gần ⅓ số học sinh ứng tuyển được nhận chỉ qua kỳ ứng tuyển sớm (Brown), trong khi cũng có những trường sẽ trì hoãn việc ra quyết định đối với gần 97% số ứng viên nộp đơn sớm (MIT). Một số trường thậm chí không xem xét các ứng viên từ các khu vực nhất định trong kỳ tuyển sinh sớm hoặc thay đổi chính sách của họ từ năm này sang năm khác để quy trình tuyển sinh hiện tại của họ trở nên không dễ đoán đối với mọi ứng viên (Williams) . Sự thật là, tùy thuộc vào trường các em nộp đơn mà có trường thậm chí có thể đã không xem xét hồ sơ của em trong kỳ EA/ED (mặc dù điều này hơi hiếm khi xảy ra)!
Nếu các em là một sinh viên quốc tế đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các trường không có chính sách ‘need-blind schools’, đơn đăng ký của em có thể đã được hoãn lại để nhà trường có thể chắc chắn rằng họ đang phân phối nguồn viện trợ có hạn của họ cho những ứng viên phù hợp nhất. Các em cũng có thể là ứng cử viên tốt nhất trong kỳ ứng tuyển thông thường, nhưng cách duy nhất mà trường có thể ra quyết định chắc chắn là chờ xem xét lại đơn đăng ký của em cùng với tất cả các ứng viên nộp đơn trong kỳ RD khác. Hãy nhớ rằng viện trợ cho sinh viên quốc tế luôn là một trong những yếu tố cạnh tranh nhất được xem xét.
Nói một cách đơn giản, trường trì hoãn ra quyết định có nghĩa là đơn đăng ký của các em sẽ được xem xét lại trong vòng tuyển sinh thông thường.
- Có điều gì đó không ổn với hồ sơ của các em
- Các em chắc chắn sẽ bị từ chối trong vòng tuyển sinh thông thường
- Tương lai của các em đang gặp bất lợi
- Bất kỳ thông tin mới nào về điểm số, danh hiệu, khả năng lãnh đạo của các em, v.v. – sẽ được xem xét trong vòng xét tuyển sinh thông thường
- Mọi thứ trong hồ sơ các em đã và đang xây dựng vẫn là những tài sản giá trị! Các em vẫn (có thể) là một người tốt bụng, thông minh và thành công trong cuộc sống của mình
- Các em không bị từ chối! Hồ sơ của các em vẫn đang được xem xét
- Các em chắc chắn nên nỗ lực hết mình trong kỳ ứng tuyển thông thường của mình – hãy nghĩ rằng hồ sơ đăng ký EA/ED của cũng sẽ được xem xét lần đầu tiên như đối với hồ sơ nộp trong kỳ ứng tuyển thường
- Đừng quá tập trung vào những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà hãy tập trung vào tương lai.
- Gửi cập nhật và liên tục thể hiện sự quan tâm đối với trường của các em khi làm việc với các nhân viên tuyển sinh hoặc đại diện khu vực của trường
- Yêu cầu đội ngũ tư vấn, hỗ trợ hồ sơ đang làm việc với các em gửi thông tin cập nhật thay cho các em
- Trong một số trường hợp, các em có thể gửi thêm thư giới thiệu
- Tiếp tục học tốt – đây là điều quan trọng nhất. Duy trì thành tích luôn là một điều quan trọng với bất kỳ học sinh nào.
Các đề xuất trên nên được sử dụng một cách thận trọng – hãy chỉ cung cấp thông tin có liên quan và hữu ích cho văn phòng tuyển sinh và tuyệt đối không làm họ choáng ngợp với việc gửi quá nhiều email hàng tuần. Các em cần lưu ý rằng, các trường đều đang có rất nhiều việc cần làm với công việc tuyển sinh của họ, cùng với một danh sách dài các email chưa được phản hồi.
Quan trọng nhất – đồng thời cũng khó chấp nhận nhất – hãy nhớ rằng các em không biết chính xác quy trình xử lý hồ sơ trong kỳ EA/ED của các trường hoặc những chính sách mới của họ nếu có.
Thời gian chuẩn bị cho vòng ứng tuyển thường không còn nhiều, thái độ của các em sẽ quyết định tất cả.
Hãy luôn tập trung vào công việc của mình, lạc quan và… luôn uống đủ nước nhé!
Luke Taylor – CEO, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Hồ sơ của Spark Prep
Em nên học tiếp lên cao học sau khi tốt nghiệp hay không? Hay em nên đi làm để tích lũy kinh nghiệm trước rồi mới học Thạc/Tiến sĩ? Để đưa ra được lựa chọn phù hợp, dưới đây là 5 điều em cần cân nhắc.
Đọc tiếpVới tỷ lệ chấp nhận thấp và quy trình ứng tuyển riêng biệt, học sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu hồ sơ từ trường để nâng cao cơ hội được nhận của mình.
Đọc tiếpTừ sở thích tới khả năng làm tốt một điều gì đó, cần rất nhiều sự nỗ lực và kiên trì. Nếu các em đang cần lời khuyên để trở thành ‘chuyên gia' trong lĩnh vực của mình, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Đọc tiếpTrong quá trình lựa chọn ngôi trường đại học Mỹ tương lai, các chuyến tham quan tại trường là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường thực tế trước khi đưa ra quyết định. Vậy những điều quan trọng mà ứng viên cần biết về những chuyến tham quan này là gì?
Đọc tiếpChỉ còn vài tháng nữa, hạn nộp hồ sơ đăng ký cho mùa tuyển sinh Đại học Mỹ 2024 - 2025 sẽ diễn ra. Đây là một số điều các em cần lưu ý để có thể xây dựng ý tưởng & viết bài luận một cách hiệu quả & thuyết phục.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7