Các trường đại học khai phóng thường chú trọng vào sự phát triển cá nhân và xây dựng nền tảng học thuật trải rộng trên nhiều lĩnh vực hơn là đào tạo một chuyên ngành cụ thể.
Thông qua quy mô lớp học với sĩ số nhỏ, chương trình giảng dạy đa dạng và cộng đồng sinh viên gắn kết, các trường đại học khai phóng được xây dựng để hỗ trợ sự phát triển của những sinh viên ham hiểu biết và linh hoạt trong các công việc khác nhau.
Các trường khai phóng là các cơ sở đào tạo đại học 4 năm tập trung vào các chuyên ngành thuộc lĩnh vực nhân văn, khoa học và khoa học xã hội.
Maud S. Mandel – chủ tịch của Williams College in Massachusetts, đã mô tả nền giáo dục khai phóng là “sự giới thiệu về những kiến thức tổng quan”. Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Mỹ nhấn mạnh vào việc tích lũy “kinh nghiệm học tập và trải nghiệm thực tế” và phát triển các kỹ năng “cần thiết cho công việc, quyền công dân và cuộc sống” của sinh viên ở các trường khai phóng. Hầu hết các trường khai phóng không cung cấp các chương trình giáo dục chuyên nghiệp riêng biệt, chẳng hạn như các trường kinh doanh và kỹ thuật, được thiết kế dành riêng cho sinh viên đào tạo chuyên biệt về những nghề nghiệp cụ thể.
Sinh viên tại các trường khai phóng thường được yêu cầu tham gia một số khóa học giáo dục tổng quan, bất kể chuyên ngành của các em là gì. Ví dụ, tại trường Pomona College in California, sinh viên phải hoàn thành các yêu cầu cho môn Thể chế xã hội và Hành vi của con người, và để làm điều đó, các em cần tham gia các khóa học trong các lĩnh vực như nhân chủng học, phân tích chính sách công hoặc xã hội học.
Mọi trường đại học Khai phóng đều là những cá thể độc đáo duy nhất, song, hầu hết các trường đều có những đặc điểm khác với mô hình đại học khác ở:
Các trường khai phóng có số lượng sinh viên nhỏ hơn so với các trường đại học lớn.
Top 50 trường Khai phóng Quốc gia hàng đầu trong bảng xếp hạng của US News đều có số sinh viên đăng ký nhập học dưới 5.000 vào mùa thu năm 2020. Điều này chỉ xảy ra với 8 trong số Top 50 trường Đại học Quốc gia hàng đầu được xếp hạng cùng năm bởi U.S. News.
Hầu hết các trường khai phóng không cung cấp các chương trình cao học, không giống như các trường đại học khác. Họ cũng có xu hướng xây dựng khuôn viên và quy mô lớp học nhỏ; trên thực tế, nhiều lớp học còn có ít hơn 20 học sinh.
Sinh viên tại các trường khai phóng cho biết các em có thể tìm thấy sự thoải mái trong một cộng đồng nhỏ và gắn kết. Một số em cần những môi trường lớn để phát triển, một số lại cần những môi trường nhỏ hơn- nơi tạo cảm giác như một gia đình đối với các em.
So với các trường đại học điển hình, sinh viên tại các trường khai phóng có thể tương tác với giáo sư của các em dễ dàng và thường xuyên hơn vì tỷ lệ giữa sinh viên-giáo viên thường thấp hơn. Với nhiều sinh viên, điều này thực sự tạo nên sự khác biệt cho các em.
Hơn nữa, tại các trường khai phóng, sinh viên cũng thường dễ dàng tiếp cận các hoạt động ngoại khóa hơn so với các sinh viên tại những trường đại học lớn. Cơ hội phát triển vì thế sẽ được chia đều hơn cho tất cả sinh viên, kể cả với những em có thành tích ít nổi trội hơn.
Hầu hết các trường đại học lớn đều đào tạo chương trình Cử nhân Nghệ thuật (BA), sử dụng chương trình giảng dạy khai phóng. Loại bằng cấp này nhấn mạnh trình độ học vấn rộng và các bộ kỹ năng mềm như giao tiếp và viết lách, tư duy phân tích và khả năng lãnh đạo.
Tại các trường khai phóng, tất cả sinh viên đều tuân theo thiết kế chương trình giảng dạy tổng quan đặc thù, bất kể các em theo học chuyên ngành nào. Chuyên gia cho biết, ngay cả khi các em có những sở thích đặc biệt với một ngành nghề nào đó, cũng không nên bỏ qua việc cân nhắc theo học tại một trường khai phóng, bởi những kỹ năng học được ở đây hoàn toàn có thể hỗ trợ các em trong bất kỳ lĩnh vực nào. Thậm chí, các em còn có thể đồng thời vừa làm nghệ thuật, vừa làm kỹ thuật với chương trình đào tạo của đại học khai phóng.
Nhiều trường khai phóng cũng có các thành viên của Hội Phi Beta Kappa- tổ chức tôn vinh học thuật quốc gia uy tín công nhận những sinh viên xuất sắc về mặt học thuật trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học.
Nhiều trường khai phóng là các cơ sở tư nhân, có nghĩa là chúng không được chính phủ tài trợ trực tiếp. Do đó, các trường khai phóng thường có sự phụ thuộc nhiều hơn vào học phí thu được so với các trường công.
Nhiều gia đình và các em học sinh có thể e ngại về chi phí học tập tại các trường khai phóng khi chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Chuyên gia cho biết, các trường khai phóng cũng rất hào phóng trong việc cấp những suất học bổng xứng đáng cho các sinh viên thể hiện sự quan tâm và là một mảnh ghép phù hợp với ngôi trường của họ.
Tại một số trường đại học khai phóng, thậm chí còn có tới 100% sinh viên nhận được hỗ trợ dựa trên thành tích của mình. Chuyên gia khuyến khích tất cả sinh viên xem xét tác động mà hỗ trợ tài chính có thể có đối với chi phí giáo dục của các em trước khi loại trừ các trường đại học quy mô nhỏ hay các trường đại học khai phóng khỏi danh sách ứng tuyển. Việc hoàn thành các mẫu hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính như FAFSA hay Hồ sơ CSS sẽ giúp xác định khả năng sinh viên được hỗ trợ dựa trên nhu cầu. Hầu hết các trường đại học yêu cầu sinh viên nộp đơn yêu cầu hàng năm để được xem xét nhận hỗ trợ từ trường.
Việc chuẩn bị kỹ hồ sơ ứng tuyển và cân nhắc các hỗ trợ khác nhau sẽ cho các em lợi thế lớn trong việc yêu cầu hỗ trợ tài chính từ các trường đại học nói chung và các trường khai phóng nói riêng. Có hàng trăm trường khai phóng chất lượng cao ở Mỹ – nơi các em có thể theo học với mức chi phí không khác biệt quá đáng kể so với các trường quốc gia hàng đầu. Nếu các em đang cần được hỗ trợ xây dựng hồ sơ ứng tuyển, bao gồm cả việc chuẩn bị hồ sơ tài chính tối ưu, hãy liên hệ đội ngũ Spark Prep để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!
U.S News & World Report đã liệt kê danh sách 20 Đại học Mỹ cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính nhất cho ứng viên.
Đọc tiếpThe Magic or Magnificent Seven (M7) là nhóm các trường kinh doanh danh giá và từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng đào tạo ngành kinh doanh ở Mỹ., bao gồm...
Đọc tiếpDanh sách 15 trường Alt-Ivies năm 2024 vừa được công bố, bao gồm những trường đại học có chất lượng học thuật xuất sắc và danh tiếng sánh ngang Ivy League.
Đọc tiếpBên cạnh yêu cầu khắt khe về học thuật, cả hai chương trình cũng có những khác biệt sâu sắc. Hãy cùng Spark Prep tìm hiểu qua bài viết dưới đây để chọn lựa được chương trình phù hợp nhất với bản thân mình nhé.
Đọc tiếpTổng hợp các bài viết về tuyển sinh đại học tại Mỹ được đón đọc nhiều nhất trong những năm vừa qua tại Georgia Tech Admission Blog.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7