Ứng tuyển Đại học Mỹ là một trải nghiệm thú vị và mang lại những thay đổi tích cực cho bản thân. Do đó, hiểu rõ được quy trình tuyển sinh của hệ thống giáo dục Đại học tại đây đóng vai trò quan trọng để quá trình ứng tuyển diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.
Trong bài viết dưới đây, Spark Prep sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về quy trình tuyển sinh đại học tại Mỹ cùng các mốc thời gian chính cần lưu ý để giúp học sinh lên kế hoạch chuẩn bị và xây dựng bộ hồ sơ nộp đại học hoàn thiện nhất.
Trước khi đi sâu vào các thành phần trong hồ sơ đăng ký, phụ huynh và học sinh cần nắm bắt được các mốc thời gian chung để chủ động được quá trình ứng tuyển.
Lớp 10: Bắt đầu nghiên cứu các trường đại học em quan tâm dựa trên xem xét các mục tiêu học tập và ngoại khóa, nhu cầu về địa điểm trường và các cân nhắc về tài chính của gia đình.
Lớp 11:
- Giới hạn danh sách các trường tiềm năng
- Lên kế hoạch thi các bài thi chuẩn hóa SAT/ACT nếu trường yêu cầu
- Tham dự các triển lãm du học và bắt đầu xây dựng hồ sơ học thuật và ngoại khóa.
Mùa hè trước năm cuối cấp: Cân nhắc hoàn thiện các bài thi chuẩn hóa; Chọn lọc các trường tiềm năng dựa trên chương trình đào tạo và đặc điểm cộng đồng sinh viên để đưa vào danh sách ứng tuyển.
Năm cuối cấp (Lớp 12):
- Bắt đầu chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển, bao gồm bài luận, thư giới thiệu và bảng điểm.
- Hoàn thiện các bài thi chuẩn hóa nếu cần thiết.
- Kiểm tra thời hạn ứng tuyển cụ thể của từng trường.
Mùa thu năm cuối cấp:
- Hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký
- Kiểm tra kỹ thời hạn của từng đợt ứng tuyển
- Xin thư giới thiệu từ giáo viên hoặc cố vấn.
Mùa đông năm cuối cấp: Theo dõi tình trạng hồ sơ ứng tuyển và thời hạn nhận hỗ trợ tài chính và học bổng. Một số trường có thể yêu cầu tài liệu bổ sung hoặc các cuộc phỏng vấn.
Mùa xuân năm cuối cấp:
- Chờ thư mời nhập học từ trường
- So sánh các hỗ trợ tài chính nhận từ các trường
- Gửi các khoản đặt cọc cần thiết cho trường.
Mùa hè trước khi học đại học: Tham dự các buổi định hướng, nộp bảng điểm hoàn thiện và hoàn thành mọi giấy tờ khám sức khỏe theo yêu cầu từ trường. Chuẩn bị cho quá trình chuyển tiếp sang bậc đại học.
Mùa thu: Bắt đầu hành trình học đại học của mình!
Bằng việc hiểu rõ quy trình, các hạng mục của bộ hồ sơ và mốc thời gian ứng tuyển,
học sinh sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng hơn để bắt đầu hành trình chinh phục các trường Đại học Mỹ
Nhiệm vụ chính của ứng viên trong quy trình tuyển sinh đại học Mỹ là hoàn thành mẫu đơn đăng ký ứng tuyển của mỗi trường. Đối với chương trình đại học, hầu hết các trường sử dụng hệ thống Common Application (Common App) để tuyển sinh, ngoài ra các chương trình sau đại học thường có mẫu đơn đăng ký riêng. Do đó, học sinh cần đảm bảo rằng mình đã điền đầy đủ các mục thông tin bắt buộc trong mẫu đơn ứng tuyển vào các trường.
Bên cạnh sử dụng hệ thống ứng tuyển chung Common App, một số trường có mẫu đơn đăng ký riêng, do đó các em cần đảm bảo hoàn thiện đúng và đủ các mục thông tin trong đơn đăng ký.
Ứng viên nộp bảng điểm THPT chi tiết của các môn học, và cần đảm bảo điểm số/số lượng môn học đáp ứng được với tiêu chuẩn quy đổi của hệ thống giáo dục tại Mỹ.
Nhiều trường đại học yêu cầu điểm SAT/ACT, vì vậy học sinh cần kiểm tra yêu cầu nộp bài thi chuẩn hóa của từng trường và lập kế hoạch chuẩn bị tương ứng.
Thông thường, học sinh sẽ cần xin thư giới thiệu từ giáo viên hoặc cố vấn học tập - những người có thể chứng thực năng lực, tính cách và tiềm năng phát triển của em trong môi trường học thuật.
[Đọc thêm: Thế nào là một lá thư giới thiệu hiệu quả?
Thư giới thiệu – Những điều các em chưa biết]
Ứng viên cần viết các bài luận sâu sắc và chân thực phản ánh được tính cách, kinh nghiệm cá nhân và giải thích lý do tại sao em là ứng viên phù hợp với trường.
Liệt kê và mô tả sự tham gia của em vào các hoạt động ngoại khóa, bao gồm câu lạc bộ, hoạt động thể thao/tình nguyện và công việc bán thời gian.
Bao gồm một bản sơ yếu lý lịch chi tiết nêu rõ thành tích học tập và ngoại khóa, kinh nghiệm làm việc và bất kỳ công trình nghiên cứu/ấn phẩm nào của ứng viên.
Nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của ứng viên, các em có thể cần cung cấp minh chứng về trình độ tiếng Anh thông qua các bài thi chuẩn hóa như TOEFL hoặc IELTS.
Một số trường có thể yêu cầu ứng viên tham gia phỏng vấn trực tiếp/trực tuyến. Các em có thể tận dụng cơ hội này để thể hiện cá tính và sự quan tâm của mình đối với ngôi trường mà mình ứng tuyển.
[Đọc thêm: Tỏa sáng trong quá trình phỏng vấn tuyển sinh Đại học]
Ứng viên có thể thể hiện sự quan tâm của mình với trường bằng cách tham dự các buổi chia sẻ thông tin, tham quan khuôn viên trường và trao đổi trực tiếp/trực tuyến với các đại diện tuyển sinh khi có cơ hội phù hợp.
Tùy thuộc vào mỗi trường, ứng viên có thể cần nộp thêm hồ sơ năng lực - portfolio đối với các chương trình nghệ thuật hoặc các tài liệu bổ sung khác.
[Đọc thêm: Cách chuẩn bị hồ sơ Portfolio trong hồ sơ ứng tuyển đại học]
Sinh viên quốc tế muốn xin visa du học Mỹ (diện F-1 hoặc J-1) có thể cần cung cấp tài liệu tài chính để chứng minh khả năng chi trả học phí và chi phí sinh hoạt trong thời gian theo học tại đây.
Ngoài ra, các em cũng cần xem xét các cơ hội hỗ trợ tài chính và học bổng từ trường và lưu ý một số mẫu đơn như:
FAFSA: đơn xin hỗ trợ tài chính tiêu chuẩn được sử dụng bởi các trường đại học Mỹ, song biểu mẫu này được sử dụng cho học sinh có quốc tịch Mỹ hoặc có thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ. Theo đó, các sinh viên tại Mỹ có thể hoàn thành đơn để yêu cầu xét duyệt hỗ trợ tài chính từ Chính phủ liên bang và tiểu bang Mỹ.
Hồ sơ CSS: Một số trường đại học yêu cầu Hồ sơ CSS - được quản lý và duy trì bởi tổ chức College Board, sẽ mở ra cơ hội cho học sinh tìm kiếm các suất học bổng phi liên bang.
Đơn xin học bổng: Nghiên cứu và nộp đơn xin học bổng dành riêng cho từng chương trình đào tạo, lý lịch học tập và sở thích của em.
Thời hạn nộp đơn: Lưu ý thời hạn nộp đơn xin hỗ trợ tài chính bởi chúng thường khác với thời hạn nộp đơn ứng tuyển đại học.
Kỳ Ứng tuyển Sớm (Early Action/Early Decision): một số trường có các lựa chọn nộp hồ sơ tuyển sinh sớm với ngày thông báo kết quả tuyển sinh sớm hơn. Đây có thể là một lựa chọn chiến lược nếu các em có những lựa chọn rõ ràng về ngôi trường mình thực sự yêu thích và mong muốn theo học.
[Đọc thêm: 10 lưu ý về các kỳ ứng tuyển sớm]
Kỳ Ứng tuyển Thường (Regular Decision): Hầu hết các trường đều có kỳ ứng tuyển thường với hạn nộp hồ sơ có thể dao động từ tháng 1 đến tháng 2 tuỳ thuộc vào từng trường. Kết quả tuyển sinh sẽ được công bố vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4.
Tham gia vào quá trình tuyển sinh đại học Mỹ đòi hỏi ứng viên cần lập kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng đến từng chi tiết của bộ hồ sơ và tuân thủ các thời hạn ứng tuyển được đưa ra. Bằng việc hiểu rõ quy trình, các hạng mục của bộ hồ sơ và mốc thời gian ứng tuyển, học sinh sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng hơn để bắt đầu hành trình chinh phục các trường Đại học Mỹ.
Mỗi trường sẽ có những yêu cầu hồ sơ và thời hạn nộp khác nhau, nên các em cần lưu ý kiểm tra thông tin chi tiết cụ thể trên trang web của từng trường. Đặc biệt, ứng viên có thể cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ và đồng hành của những cố vấn tuyển sinh đại học có kinh nghiệm để quá trình ứng tuyển diễn ra một cách hiệu quả và đem lại kết quả tốt nhất. Liên hệ với Spark Prep ngay hôm nay để nhận lộ trình ứng tuyển tối ưu được cá nhân hoá vào các trường Đại học Mỹ nhé!
Với chi phí học đại học Mỹ ngày càng tăng, việc hiểu và đánh giá các gói hỗ trợ tài chính sẽ giúp sinh viên và gia đình đưa ra quyết định học tập với mức phí phù hợp. Vậy đâu là những điều ứng viên cần lưu ý?
Đọc tiếpKhung thời gian chuẩn bị hồ sơ Thạc sĩ tại Mỹ năm học 2025 - 2026
Đọc tiếpCông bố công trình nghiên cứu tại những nền tảng uy tín sẽ giúp ứng viên minh chứng được năng lực học thuật, đồng thời nâng cao khả năng trúng tuyển vào các trường Đại học hàng đầu.
Đọc tiếpVới học sinh THPT, quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học có thể vẫn là một thử thách lớn. Spark Prep sẽ hướng dẫn các em 7 bước thực hiện và xuất bản bài báo khoa học của mình.
Đọc tiếpCác khía cạnh chính của chi phí đại học tại Mỹ và gợi ý cho học sinh chiến lược để chuẩn bị tài chính phù hợp cho hành trang du học của mình.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7