Trong một bộ phim tài liệu nghiên cứu về bộ não của thanh thiếu niên, những học sinh tham gia đã được chia sẻ về cảm xúc trong giai đoạn hiện tại của mình. ‘Hồi hộp’, ‘lo lắng’, ‘hào hứng’, ‘tâm trạng đan xen’, ‘mạnh mẽ’ là những từ ngữ các em sử dụng để mô tả cảm giác của mình. 


Lý giải cho điều này, các chuyên gia sức khỏe tâm thần cho biết rằng trong những năm tháng thanh thiếu niên, Amygdala - một trong hai nhóm nhân hình quả hạnh là một cụm tế bào nằm sâu trong thùy thái dương, là trung tâm xử lý cảm xúc, đang phát triển về kích thước và trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. 

 

su-phat-trien-cua-nao-bo-cua-thanh-nien

 

Ảnh hưởng của não bộ và các tác nhân bên ngoài đến sức khỏe tinh thần

của thanh thiếu niên


Do bộ não của các em hoạt động và phát triển theo những cách khác nhau trong thời điểm này, chuyên gia cũng nhấn mạnh về hạn chế của việc đối xử thanh thiếu niên tương đương như với người lớn. Các em chưa thực sự là người trưởng thành và đang sống trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, chúng ta cần tiếp cận với thế hệ này dưới góc nhìn và cách thức truyền tải thông tin khác.


Ngoài ra, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tác động tiêu cực của mạng xã hội cũng là yếu tố dẫn tới cuộc khủng hoảng về sức khỏe tinh thần cho thanh thiếu niên. Theo Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, 1/3 thanh thiếu niên trung học phải đối mặt với tình trạng sức khỏe tâm thần kém trong thời kỳ đại dịch và 1/5 cho biết đang cân nhắc giải quyết vấn đề này theo cách thức dường như không mấy tích cực.


Trước tình hình này, chuyên gia y tế cho biết sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên đang trở thành vấn đề cộng đồng khẩn cấp cần được quan tâm và chú ý bởi các bên liên quan. 


Không nên chờ đợi tới khi sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên xuất hiện những dữ liệu và mối quan ngại đáng báo động, gia đình và các nhà giáo dục mới bắt đầu những can thiệp từ phía mình. Liên tục duy trì kết nối và tìm hiểu những lo lắng của các em là công việc cần có sự thực hành thường xuyên. Spark Prep luôn khuyến khích các em cởi mở chia sẻ các vấn đề của mình, tạo điều kiện để phụ huynh và cố vấn của các em có thể lắng nghe và hỗ trợ khi cần thiết. Chỉ khi có nền tảng sức khỏe tinh thần ổn định, các em mới có thể duy trì thể trạng khỏe mạnh và tích cực để chuẩn bị tốt cho những kế hoạch và công việc quan trọng của bản thân mình. 


Đọc bài viết gốc tại đây: What happens inside the brains of teenagers? New documentary seeks to answer

Book a consultation with us

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
community
Office address

Hanoi: 4th floor, 102-104 Lang Ha, Dong Da District
HCM: Toong Tan Hung, F16 Street No. 10 Him Lam Urban Area, Tan Hung Ward, District 7

phone
Hotline
098 788 1080
back to top