Viết luận cá nhân có thể xem là công việc thử thách và cần nhiều thời gian nhất trong quá trình chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển đại học. Vậy làm sao để biết khi nào thì bài luận cá nhân đã sẵn sàng để nộp? Câu hỏi này đôi khi sẽ không dễ trả lời. Các em luôn có thể nghĩ ra các ý tưởng mới để làm cho nó tốt hơn, xong cũng cần chú ý khi nào thì các em thực sự không nên chỉnh sửa thêm nữa. Để giúp bản thân trả lời câu hỏi này, có một số tiêu chí các em có thể cân nhắc trước khi ấn nút “Gửi” cho bài luận cá nhân của mình.
Các em có thể ngạc nhiên bởi tần suất các nhân viên tuyển sinh gặp phải những câu văn không rõ nghĩa, nhiều lỗi chính tả và trùng lặp nhau. Có vẻ như không phải lúc nào học sinh cũng đọc kỹ bài luận của mình trước khi nộp. Mặc dù điều này có thể không hoàn toàn làm ảnh hưởng đến cơ hội được tuyển sinh của các em, nhưng những bài luận cẩu thả có thể khiến các nhà tuyển sinh băn khoăn về mức độ nỗ lực và sự chú ý của các em dành cho bài luận của mình. Việc đã sửa đổi hay đọc lại bài luận đủ kỹ hay chưa là công việc các em cần phải tự kiểm tra với bản thân mình.
Đọc to là một cách rất đơn giản để phát hiện bất kỳ lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào. Nó cũng sẽ cho các em cơ hội để nghe xem bài luận trôi chảy như thế nào, liệu có bất kỳ câu văn thừa hoặc rời rạc nào không, và giọng văn của các em có rõ ràng và súc tích hay không. Một lựa chọn tuyệt vời khác là nhờ người khác giúp kiểm tra lại lỗi chính tả, cho dù đó là cha mẹ, cố vấn ở trường học hay cố vấn học thuật độc lập. Đừng quên chỉnh sửa và đọc lại một lần nữa sau khi các em đã tự đặt những câu hỏi phía dưới cho mình.
Điều này có vẻ hiển nhiên nhưng hãy nghĩ về nó: các em đã thực sự trả lời câu hỏi chưa? Hãy đọc lại từng yêu cầu đề bài và câu trả lời tương ứng của chúng. Các bài luận của các em có giải quyết đầy đủ câu hỏi đang được hỏi không?
Điều quan trọng cần lưu ý là đề bài không phải lúc nào cũng chỉ gồm một câu hỏi trực diện. Đôi khi, đó là một yêu cầu như “Viết về niềm đam mê hoặc hoạt động yêu thích của các em.” Trong trường hợp này, các em nên tự hỏi: bài luận của mình có làm đúng như yêu cầu của đề bài không?
Quan trọng hơn, các em đã suy nghĩ về câu trả lời của mình chưa? Hãy nhớ rằng, các bài luận chính và phụ là một cách để nhân viên tuyển sinh hiểu các em hơn, vì vậy hãy đảm bảo những thông tin liên quan và phù hợp nhất đã được phản ánh. Nếu các em đang thảo luận về một khoảnh khắc từ thời thơ ấu đã hình thành nên con người các em ngày nay, hãy giải thích lý do và cách khoảnh khắc cụ thể này tác động đến các em, chứ không chỉ là sự kế luận ngắn gọn về tác động của nó. Nếu các em đang chuẩn bị bài luận bổ sung về khóa học các em sẽ lựa chọn trong chương trình đang đăng ký, hãy giải thích lý do tại sao lựa chọn đó lại thú vị hoặc quan trọng đối với các em. Ví dụ, nghiên cứu thực vật học trong rừng nhiệt đới Amazon sẽ rất tuyệt, nhưng tại sao nó lại có ý nghĩa đặc biệt đối với các em?
Nhiều đề bài có thể có nhiều hơn một yêu cầu. Đôi khi, một vài phần nhỏ có thể không được làm rõ trong tổng thể bài luận. Bởi vậy, hãy đọc thật kỹ bài luận của mình và đảm bảo mọi câu trả lời cần thiết đều đã được thể hiện một cách rõ ràng nhé.
Khi xem lại bài luận của mình, hãy thử đánh dấu trong bài viết của các em bằng các màu khác nhau, mỗi màu đại diện cho một câu hỏi của đề bài. Ví dụ: nếu đề bài yêu cầu các em là: 1) mô tả cách các em đã đóng góp cho cộng đồng của mình và 2) mô tả cách các em sẽ đóng góp cho cộng đồng tại X College, hãy đánh dấu câu trả lời cho phần một bằng màu xanh lam và phần hai bằng màu vàng. Đây là một cách dễ dàng để đảm bảo rằng các em đang thực sự trả lời cả hai phần của đề bài luận và nội dung mỗi phần đang đồng đều trong bài luận của các em.
Nếu các em đang viết một bài luận dành riêng cho một trường đại học, bài luận đó có thể hiện rằng các em đã thực sự tiến hành một nghiên cứu dành riêng cho trường chưa hay những thông tin được liệt kê cũng chỉ chung chung và mơ hồ? Điều cần thiết là bài luận của các em càng cụ thể càng tốt, đặc biệt là khi nó đang giúp trả lời câu hỏi tại sao các em có quan tâm hoặc muốn theo học tại trường đại học đó.
Tính cụ thể được đảm bảo khi các em nêu ra được ít nhất 3 chi tiết chứng minh được cho một luận điểm. Ví dụ: các em có thể nói rằng bản thân quan tâm đến việc theo học tại một trường đại học cụ thể vì các nguồn tài nguyên mà họ cung cấp cho chuyên ngành dự kiến của các em rất phong phú và dồi dào. Sau đó, các em có thể nêu tên một vị giáo sư cụ thể và nghiên cứu của họ như một yếu tố thúc đẩy, giải thích cách các em hy vọng thực hiện nghiên cứu tương tự cùng với giáo sư này. Cuối cùng, các em có thể kể tên một hoặc hai hoạt động ngoại khóa mà bản thân muốn tham gia, suy nghĩ xem chúng có thể liên quan như thế nào đến những gì các em đã đạt được ở trường trung học.
Đừng viết những câu văn với ý nghĩa chung chung. Hãy đọc lại bài luận và tự hỏi: bài viết này có thể gồm những mô tả về bất kỳ trường đại học nào, hay chỉ về riêng một trường đại học cụ thể này?
Một điều khá thường thấy là các em thường hay lặp lại những gì đã nêu ra trong các hạng mục khác nhau của bộ hồ sơ ứng tuyển đại học, thậm chí là chỉ trong chính bài luận cá nhân. Có thể có một vài chi tiết tạo nên sự khác biệt của bản thân khiến các em rất muốn nhấn mạnh vào nó nhiều lần để nhận được sự chú ý từ người đọc. Tuy nhiên, điều đó là không thực sự cần thiết. Đặc biệt là khi nói tới một điểm yếu của các em, nếu chúng được lặp lại nhiều lần thì đó có thể là một bất lợi. Hãy suy nghĩ về các nội dung cần bao gồm trong bài luận, và cố gắng chỉ nhắc tới nó một lần, chỉ khi thực sự cần thiết, mới tiếp tục đi sâu thêm về nó.
Ngay cả với những điểm mạnh, cũng không cần thiết khi phải lặp lại thông tin nhiều lần. Ví dụ: nếu các em đang viết một bài luận cá nhân về con đường tới thành công trong nhóm tranh biện của mình, hãy đảm bảo không viết về tranh biện trong bài luận bổ sung của mình nữa.
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các em học sinh hay mắc phải trong quá trình chuẩn bị hồ sơ vào đại học là cố gắng tỏ ra giống một người nào đó hoặc người mà họ nghĩ rằng trường đại học muốn họ trở thành. Khi các em hoàn thành bộ hồ sơ của mình, hãy dành một chút thời gian để tự hỏi liệu bài luận của các em có đang mô tả chính xác con người các em không. Các em đang viết những điều chân thực hay đang viết những gì các em cho rằng các trường đại học sẽ muốn xem? Điều này nghe có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng hãy nhớ rằng, các trường đại học đang tìm kiếm những cá thể đa dạng và phù hợp với những giá trị của họ. Cách làm tốt nhất chính là nên thể hiện con người chân thực của các em với trường đại học đang ứng tuyển.
Các em luôn có thể thực hiện một số điều chỉnh, bắt đầu với giọng văn chân thực của mình, để đảm bảo rằng các em đang gửi nội dung mà bản thân cảm thấy tự tin.
Sau khi đã tự hỏi tất cả những câu hỏi trong checklist này, hãy quay trở lại với câu hỏi đầu tiên:
“Tôi đã sửa và đọc lại bài luận của mình chưa?” Nếu câu trả lời là có, các em đã sẵn sàng để gửi nó đi!
Nếu các em đang tìm kiếm sự hỗ trợ để có thể viết được những bài luận hay nhất trong hồ sơ đăng ký đại học của mình, các chuyên gia tại Spark Prep & Bloom Global Education sẵn sàng đồng hành cùng các em. Chúng tôi làm việc với các em học sinh qua từng bước tìm kiếm ý tưởng, khám phá câu chuyện cá nhân và tinh chỉnh nội dung bài luận một cách kỹ lưỡng. Để tìm hiểu thông tin về quá trình chúng tôi có thể giúp các em chuẩn bị các bài luận ứng tuyển đại học, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé.
Với giới hạn 650 từ, bài luận là một hạng mục thử thách cần nhiều thời gian để ứng viên thể hiện bản thân và gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh. Spark Prep sẽ cung cấp các gợi ý giúp các em có định hướng và triển khai các bài luận Common App hiệu quả.
Đọc tiếpMột lá thư giới thiệu được chuẩn bị kỹ lưỡng và có chiến lược có thể làm nổi bật hồ sơ của em giữa hàng ngàn ứng viên khác. Hãy cùng Spark Prep tìm hiểu ba lưu ý quan trọng để có bức thư giới thiệu thật tốt nhé.
Đọc tiếpCác nguồn tài liệu hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện bộ hồ sơ du học trong từng năm học THPT.
Đọc tiếpTìm hiểu vai trò của hạng mục hồ sơ hoạt động ngoại khóa, bài luận và thư giới thiệu để từ đó giúp ứng viên có thể hoàn thiện bộ hồ sơ ứng tuyển một cách tốt nhất.
Đọc tiếpNhững yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ứng tuyển, cách hội đồng tuyển sinh đánh giá các yếu tố cùng chiến lược hoàn thiện hồ sơ ứng tuyển của mình một cách tốt nhất.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7