Chọn một trường đại học để đăng ký là một trong những quyết định quan trọng nhất mà sinh viên phải đưa ra, nhưng đó không phải là quyết định duy nhất các em phải đối mặt. Chọn chuyên ngành cũng là một cột mốc quan trọng không kém và không có gì lạ khi một số sinh viên vào đại học với chuyên ngành “chưa quyết định”. Mặc dù các chính sách khác nhau theo từng trường, nhưng hầu hết sinh viên sẽ cần khai báo chuyên ngành vào năm thứ hai nếu các em chưa thể quyết định khi học năm nhất.
Đối với một số sinh viên, việc tìm thấy một mối quan tâm có thể dễ dàng. Có nhiều em bắt đầu học đại học khi đã xác định được đam mê và sở thích cá nhân trong suốt thời trung học. Cũng có nhiều em chỉ biết bản thân thực sự cần điều gì sau khi trải nghiệm năm nhất đại học, và quyết định theo đuổi điều gì đó khác với những gì các em tập trung vào trước đây. Dù là trong hoàn cảnh nào, các em cũng cần suy nghĩ cẩn trọng về mối quan tâm học thuật của mình trước khi lựa chọn chuyên ngành đại học. Dưới đây là năm câu hỏi giúp các em ra quyết định tốt hơn.
Hầu hết các chuyên ngành học thuật đều yêu cầu một số lượng đáng kể các môn học trong lĩnh vực này, vì vậy, điều quan trọng là chọn chuyên ngành mà các em thực sự đam mê. Để đánh giá những gì bản thân quan tâm nhất, hãy suy nghĩ về các khóa học ở trường trung học và đại học mà các em đặc biệt yêu thích và tìm kiếm những điểm tương đồng giữa các lớp học yêu thích này. Ngoài ra, hãy xem xét các nhiệm vụ cụ thể mà các em hướng tới; một sinh viên thích viết luận có thể muốn xem xét các chuyên ngành khác với một người yêu thích các dự án nghiên cứu. Các loại hoạt động ngoại khóa mà các em yêu thích cũng có thể giúp các em xác định đâu là điều khiến các em quan tâm.
Nhiều chuyên ngành yêu cầu một số khóa học cụ thể trong một hoặc nhiều lĩnh vực, cũng như yêu cầu hoàn thành dự án thực tế, hay viết luận văn hoặc thực hiện một bài thuyết trình để được đánh giá. Trước khi quyết định bản thân sẽ học gì, hãy dành thời gian để xem xét bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến khóa học. Nếu các em không rõ về các khóa học cần thiết để tốt nghiệp một chuyên ngành cụ thể, đừng ngại liên hệ để được trợ giúp. Hãy lên lịch gặp gỡ với cố vấn học tập để xem xét các lớp học các em đã học sẽ phát huy tác dụng như thế nào đối với chuyên ngành tương lai và những khóa học bổ sung nào các em sẽ cần để học tốt chuyên ngành dự định cũng như đáp ứng được điều kiện tốt nghiệp.
Hãy cho bản thân thời gian để suy nghĩ về những nguyện vọng dài hạn của các em; các em muốn trở thành người như thế nào trong 5 năm nữa? Còn trong 10 năm thì sao? Nhiều sinh viên có thể không chắc chắn về nghề nghiệp chính xác mà mình muốn theo đuổi, nhưng có khả năng các em có một số ý tưởng về loại công việc mà các em hy vọng sẽ làm. Xem xét chuyên ngành trong một lĩnh vực cụ thể liên quan như thế nào đến các mục tiêu lớn hơn của các em và những cách mà các em sẽ có thể sử dụng bằng cấp này trong tương lai.
Khi các em đã vạch ra một số mục tiêu trong tương lai của mình, hãy xem xét nguyện vọng của mình phù hợp như thế nào với con đường sự nghiệp liên quan đến chuyên ngành tương lai. Hầu hết các trường đại học đều có các trung tâm dịch vụ nghề nghiệp chuyên giúp sinh viên chuẩn bị cho sự nghiệp sau này và hỗ trợ kết nối với các cựu sinh viên để học hỏi kinh nghiệm. Hãy xem xét những loại nghề nghiệp mà cựu sinh viên từ chuyên ngành tương lai của các em có được và những nghề nghiệp này phù hợp với mục tiêu và tham vọng của riêng các em như thế nào.
Lựa chọn chuyên ngành là một quyết định quan trọng, vì vậy trước tiên hãy cố gắng thực hiện càng nhiều nghiên cứu càng tốt. Sau khi đọc về chương trình các em đang xem xét, hãy liên hệ với các sinh viên năm trước và các giáo sư trong lĩnh vực này để tìm hiểu thêm. Ngoài thông tin trực tiếp, hãy tham dự các buổi thông tin hoặc sự kiện liên quan đến chuyên ngành tương lai của các em để hiểu rõ hơn trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, tham khảo ý kiến từ các cố vấn học thuật cũng là một ý tưởng khôn ngoan.
Lựa chọn trọng tâm học tập của các em là một cơ hội thú vị để đào sâu nghiên cứu của bản thân, đặc biệt để tìm ra ngôi trường phù hợp nhất với các em. Nếu các em đang tập trung lập kế hoạch xây dựng danh sách trường, hoặc cần được hỗ trợ định hướng chuyên ngành và nghề nghiệp tương lai, nhóm chuyên gia Spark Prep và Bloom Global Education sẵn sàng hỗ trợ các em. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cố vấn những lộ trình ứng tuyển đại học tối ưu nhất cho mình nhé.
Em nên học tiếp lên cao học sau khi tốt nghiệp hay không? Hay em nên đi làm để tích lũy kinh nghiệm trước rồi mới học Thạc/Tiến sĩ? Để đưa ra được lựa chọn phù hợp, dưới đây là 5 điều em cần cân nhắc.
Đọc tiếpVới tỷ lệ chấp nhận thấp và quy trình ứng tuyển riêng biệt, học sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu hồ sơ từ trường để nâng cao cơ hội được nhận của mình.
Đọc tiếpTừ sở thích tới khả năng làm tốt một điều gì đó, cần rất nhiều sự nỗ lực và kiên trì. Nếu các em đang cần lời khuyên để trở thành ‘chuyên gia' trong lĩnh vực của mình, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Đọc tiếpTrong quá trình lựa chọn ngôi trường đại học Mỹ tương lai, các chuyến tham quan tại trường là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường thực tế trước khi đưa ra quyết định. Vậy những điều quan trọng mà ứng viên cần biết về những chuyến tham quan này là gì?
Đọc tiếpChỉ còn vài tháng nữa, hạn nộp hồ sơ đăng ký cho mùa tuyển sinh Đại học Mỹ 2024 - 2025 sẽ diễn ra. Đây là một số điều các em cần lưu ý để có thể xây dựng ý tưởng & viết bài luận một cách hiệu quả & thuyết phục.
Đọc tiếpHà Nội: Tầng 4, 102-104 Láng Hạ, phường
Láng Hạ, quận Đống Đa.
TP. HCM: Toong Tân Hưng, F16 Đường Số 10 Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7